Dhammapada Sutta
(Khuddaka Nikaya - Sutta Pitaka)
The Path of Truth
English translation
by Bhikkhu Khantipalo & Sister Susanna
Sydney, Australia, 1993
Kinh Pháp Cú
Vietnamese translation
by Bhikkhu Thích Minh Châu
Sài Gòn, Việt Nam, 1996
V- Balavagga
Fools
Phẩm Ngu
60. Long is the night for the sleepless,
long is the league for the weary one,
samsara's way is long for fools
who know not the Dhamma True.
60. Ðêm dài cho kẻ thức,
Ðường dài cho kẻ mệt,
Luân hồi dài, kẻ ngu,
Không biết chơn diệu pháp.
61. If a wayfarer fails to find
one better or equal,
steadfast he should fare alone
for a fool's no fellowship.
61. Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không làm bạn kẻ ngu.
62. "Sons have I, wealth have I",
thus the fool is fretful.
He himself is not his own,
how then are sons, how wealth?
62. "Con tôi, tài sản tôi",
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu?.
63. Conceiving so his foolishness
the fool is thereby wise,
while "fool" is called that fool
conceited that he's wise.
63. Người ngu nghĩ mình ngu,
Nhờ vậy thành có trí.
Người ngu tưởng có trí,
Thật xứng gọi chí ngu.
64. Though all through life the fool
might wait upon the wise,
no more Dhamma can he sense
than spoon the taste of soup.
64. Người ngu, dầu trọn đời,
Thân cận người có trí,
Không biết được Chánh pháp,
Như muỗng với vị canh.
65. Though briefly one intelligent
might wait upon the wise,
quickly Dhamma he can sense
as tongue the taste of soup.
65. Người trí, dù một khắc,
Thân cận người có trí,
Biết ngay chân diệu pháp,
Như lưỡi với vị canh.
66. Fools of feeble wisdom fare
enemies to themselves,
making evil kamma
which is of bitter fruit.
66. Người ngu si thiếu trí,
Tự ngã thành kẻ thù.
Làm các nghiệp không thiện,
Phải chịu quả đắng cay.
67. That kamma's not well-made
from which there is remorse,
of which one senses the result
with weeping and a tear-stained face.
67. Nghiệp làm không chánh thiện,
Làm rồi sanh ăn năn,
Mặt nhuốm lệ, khóc than,
Lãnh chịu quả dị thục.
68. But well-made is that kamma
which done brings no remorse,
of which one senses the result
with glad mind and with joy.
68. Và nghiệp làm chánh thiện,
Làm rồi không ăn năn,
Hoan hỷ, ý đẹp lòng,
Hưởng thọ quả dị thục.
69. When evil kamma's immature
the fool thinks it is honeyed,
but when the evil has matured
then to the fool comes dukkha.
69. Người ngu nghĩ là ngọt,
Khi ác chưa chín muồi;
Ác nghiệp chín muồi rồi,
Người ngu chịu khổ đau.
70. Month after month with blady-grass tip
the fool may take his food;
he's not worth the slightest bit
of one who Dhamma knows.
70. Tháng tháng với ngọn cỏ,
Người ngu có ăn uống [1]
Không bằng phần mười sáu,
Người hiểu pháp hữu vi.
71. As milk, is evil kamma done,
so slowly does it sour.
Smouldering does it follow the fool
like fire with ashes covered.
71. Nghiệp ác đã được làm,
Như sữa, không đông ngay,
Cháy ngầm theo kẻ ngu,
Như lửa tro che đậy.
72. Truly to his detriment
skill is born to the fool;
ruined is his better nature
and scattered are his wits.
72. Tự nó chịu bất hạnh,
Khi danh đến kẻ ngu.
Vận may bị tổn hại,
Ðầu nó bị nát tan.
73. For position a fool may wish:
among the bhikkhus precedence,
in monasteries authority,
from other families honours.
73. Ưa danh không tương xứng,
Muốn ngồi trước tỷ kheo,
ưa quyền tại tịnh xá,
Muốn mọi người lễ kính.
74. Both monks and laymen, let them think
"This was done by me,
whatever the works, both great and small,
let them depend on me".
Such the intention of a fool,
swollen his greed and conceit.
74. "Mong cả hai tăng, tục,
Nghĩ rằng (chính ta làm).
Trong mọi việc lớn nhỏ,
Phải theo mệnh lệnh ta"
Người ngu nghĩ như vậy
Dục và mạn tăng trưởng.
75. One is the way to worldly gain,
another to Nibbana goes.
Clearly comprehending this
the bhikkhu, Buddha's follower
should wallow not in proffered gifts,
surrendering instead to solitude.
75. Khác thay duyên thế lợi,
Khác thay đường Niết Bàn.
Tỷ kheo, đệ tử Phật,
Hãy như vậy thắng tri.
Chớ ưa thích cung kính,
Hãy tu hạnh viễn ly.
Chú thích:
[1] Hành trì khổ hạnh của người ngoại đạo không bằng 1/16 người hiểu pháp hữu vi.
Kinh Pháp Cú
The collection of all Buddha teachings during 45 years of his mission on Earth after his Enlightenment. Những lời dạy của Đức Phật trong 45 năm hoằng pháp sau khi Ngài chứng ngộ.
Monday, December 13, 2010
Sunday, November 21, 2010
Phẩm Ðịa Ngục -Hell
Bản dịch Anh ngữ của Tỳ khưu Khantipalo, và bản dịch Việt ngữ của Hòa thượng Thích Minh Châu.
Dia Nguc Bien Tuong Do
http://video.google.com/videoplay?docid=-9203758756644525589#
XXII- Nirayavagga
Hell
Phẩm Ðịa Ngục
Kaasaavaka.n.thaa bahavo paapadhammaa asa~n~nataa
Paapaa paapehi kammehi niraya.m te upapajjare. -- 307
307. Many who wear the yellow robe
are unrestrained in evil things,
these evil ones by evil deeds,
in hell do they arise.
307. Nhiều người khoác cà sa,
Ác hạnh không nhiếp phục.
Người ác, do ác hạnh,
Phải sanh cõi Ðịa ngục.
Seyyo ayogu.lo bhutto tatto aggisikh-uupamo
Ya~nce bhu~njeyya dussiilo ra.t.thapi.n.da.m asa~n~nato. -- 308
308. Better to eat a ball of iron
glowing as flame of fire
than one should eat country's alms
immoral and unrestrained.
308. Tốt hơn nuốt hòn sắt
Cháy đỏ như than hồng,
Hơn ác giới, buông lung
Ăn đồ ăn quốc độ.
Cattaari .thaanaani naro pamatto
Aapajjati paradaaruupasevii
Apu~n~nalaabha.m na nikaamaseyya.m
Ninda.m tatiya.m niraya.m catuttha.m. -- 309
309. Four things befall that heedless one
sleeping with one who's wed:
demerit gained but not good sleep,
third is blame while fourth is hell.
309. Bốn nạn chờ đợi người,
Phóng dật theo vợ người ;
Mắc họa, ngủ không yên,
Bị chê là thứ ba,
Ðọa địa ngục, thứ bốn.
pu~n~nalaabho ca gatii ca paapikaa
Bhiitassa bhiitaaya ratii ca thokikaa
Raajaa ca da.n.da.m garuka.m pa.neti
Tasmaa naro paradaara.m na seve. -- 310
310. Demerit's gained and evil birth,
scared man and women -- brief their joy,
the king decrees a heavy doom:
so none should sleep with one who's wed.
310. Mắc họa, đọa ác thú,
Bị hoảng sợ, ít vui.
Quốc vương phạt trọng hình.
Vậy chớ theo vợ người.
311. As blady grass when wrongly grasped
the hand does lacerate
so a mishandled monastic life
drags one off to hell.
Kuso yathaa duggahito hatthamevaanukantati
Saama~n~na.m dupparaama.t.tha.m nirayaay-upaka.d.dhati. -- 311
311. Như cỏ sa [1] vụng nắm,
Tất bị họa đứt tay.
Hạnh sa môn tà vạy,
Tất bị đọa địa ngục.
Kayiraa ce kayiraathena.m da.lhamena.m parakkame
Sa.thilo hi paribbaajo bhiyyo aakirate raja.m. -- 313
313. If there's aught that should be done
let it be done then steadily,
in truth a slack monastic life
all the more stirs up the dust.
313. Cần phải làm, nên làm
Làm cùng tận khả năng
Xuất gia sống phóng đãng,
Chỉ tăng loạn bụi đời.
Akata.m dukkata.m seyyo pacchaa tapati dukkata.m
Kata.m ca sukata.m seyyo ya.m katvaa naanutappati. -- 314
314. Better an evil deed not done
for misdeed later on torments.
Better done is deed that's good,
which done, does not torment.
314. Ác hạnh không nên làm,
Làm xong, chịu khổ lụy,
Thiện hạnh, ắt nên làm,
Làm xong, không ăn năn.
Nagara.m yathaa paccanta.m gutta.m santarabaahira.m
Eva.m gopetha attaana.m kha.no vo maa upaccagaa
Kha.naatiitaa hi socanti nirayamhi samappitaa. -- 315
315. Even as a border town
guarded within and without,
so should you protect yourselves.
Do not let this moment pass
for when this moment's gone they grieve
sending themselves to hell.
315. Như thành ở biên thùy,
Trong ngoài điều phòng hộ
Cũng vậy, phòng hộ mình,
Sát na chớ buông lung.
Giây phút qua, sầu muộn.
Khi rơi vào địa ngục.
Alajjitaaye lajjanti lajjitaaye na lajjare
Micchaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti duggati.m. -- 316
316. They are ashamed where shame is not
but where is shame are not ashamed
so by embracing evil views
beings go to an evil birth.
316. Không đáng hổ, lại hổ.
Việc đáng hổ, lại không.
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
Abhaye bhayadassino bhaye caabhayadassino
Micchaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti duggati.m. -- 317
317. They are afraid where fear is not
but where is fear are unafraid,
so by embracing evil views
beings go to an evil birth.
317. Không đáng sợ, lại sợ,
Ðáng sợ, lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến.
Chúng sanh đi ác thú.
Avajje vajjamatino vajje c-aavajjadassino
Micchaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti duggati.m. -- 318
318. Faults they see where fault is not
but where is fault they see it not,
so by embracing evil views
beings go to an evil birth.
318. Không lỗi, lại thấy lỗi,
Có lỗi, lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
Vajja.m ca vajjato ~natvaa avajja.m ca avajjato
Sammaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti suggati.m. -- 319
319. A fault they understand as such,
they know as well where fault is not,
so by embracing righteous views
beings go to a happy rebirth.
319. Có lỗi, biết có lỗi,
Không lỗi, biết là không,
Do chấp nhận chánh kiến,
Chúng sanh đi cõi lành.
Chú thích:
[1] Cỏ Kusa
Verse - Kệ 306
Source: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-phapcu-ev/pctm-22.htm
Dia Nguc Bien Tuong Do
http://video.google.com/videoplay?docid=-9203758756644525589#
XXII- Nirayavagga
Hell
Phẩm Ðịa Ngục
Abhuutavaadii niraya.m upeti yo c-aapi katvaa na karomii-ti c-aaha
Ubho-pi te pecca samaa bhavanti nihiinakammaa manujaa parattha. -- 306
306. With one denying truth there goes to hell
that one who having done says "I did not".
Both of them are making kammas base
are equal after death.
306. Nói láo đọa địa ngục
Có làm nói không làm,
Cả hai chết đồng đẳng,
Làm người, nghiệp hạ liệt.
Ubho-pi te pecca samaa bhavanti nihiinakammaa manujaa parattha. -- 306
306. With one denying truth there goes to hell
that one who having done says "I did not".
Both of them are making kammas base
are equal after death.
306. Nói láo đọa địa ngục
Có làm nói không làm,
Cả hai chết đồng đẳng,
Làm người, nghiệp hạ liệt.
Kaasaavaka.n.thaa bahavo paapadhammaa asa~n~nataa
Paapaa paapehi kammehi niraya.m te upapajjare. -- 307
307. Many who wear the yellow robe
are unrestrained in evil things,
these evil ones by evil deeds,
in hell do they arise.
307. Nhiều người khoác cà sa,
Ác hạnh không nhiếp phục.
Người ác, do ác hạnh,
Phải sanh cõi Ðịa ngục.
Seyyo ayogu.lo bhutto tatto aggisikh-uupamo
Ya~nce bhu~njeyya dussiilo ra.t.thapi.n.da.m asa~n~nato. -- 308
308. Better to eat a ball of iron
glowing as flame of fire
than one should eat country's alms
immoral and unrestrained.
308. Tốt hơn nuốt hòn sắt
Cháy đỏ như than hồng,
Hơn ác giới, buông lung
Ăn đồ ăn quốc độ.
Cattaari .thaanaani naro pamatto
Aapajjati paradaaruupasevii
Apu~n~nalaabha.m na nikaamaseyya.m
Ninda.m tatiya.m niraya.m catuttha.m. -- 309
309. Four things befall that heedless one
sleeping with one who's wed:
demerit gained but not good sleep,
third is blame while fourth is hell.
309. Bốn nạn chờ đợi người,
Phóng dật theo vợ người ;
Mắc họa, ngủ không yên,
Bị chê là thứ ba,
Ðọa địa ngục, thứ bốn.
pu~n~nalaabho ca gatii ca paapikaa
Bhiitassa bhiitaaya ratii ca thokikaa
Raajaa ca da.n.da.m garuka.m pa.neti
Tasmaa naro paradaara.m na seve. -- 310
310. Demerit's gained and evil birth,
scared man and women -- brief their joy,
the king decrees a heavy doom:
so none should sleep with one who's wed.
310. Mắc họa, đọa ác thú,
Bị hoảng sợ, ít vui.
Quốc vương phạt trọng hình.
Vậy chớ theo vợ người.
311. As blady grass when wrongly grasped
the hand does lacerate
so a mishandled monastic life
drags one off to hell.
Kuso yathaa duggahito hatthamevaanukantati
Saama~n~na.m dupparaama.t.tha.m nirayaay-upaka.d.dhati. -- 311
311. Như cỏ sa [1] vụng nắm,
Tất bị họa đứt tay.
Hạnh sa môn tà vạy,
Tất bị đọa địa ngục.
Ya.m ki~nci sithila.m kamma.m sa.mkili.t.tha.m ca ya.m vata.m
Sa'nkassara.m brahmacariya.m na ta.m hoti mahapphala.m. -- 312
312. Whatever of kammas slack,
whatever of vows corrupt,
a faltering in the holy life
never brings ample fruit.
312. Sống phóng đãng buông lung,
Theo giới cấm ô nhiễm,
Sống phạm hạnh đáng nghi
Sao chứng được quả lớn.
Sa'nkassara.m brahmacariya.m na ta.m hoti mahapphala.m. -- 312
312. Whatever of kammas slack,
whatever of vows corrupt,
a faltering in the holy life
never brings ample fruit.
312. Sống phóng đãng buông lung,
Theo giới cấm ô nhiễm,
Sống phạm hạnh đáng nghi
Sao chứng được quả lớn.
Kayiraa ce kayiraathena.m da.lhamena.m parakkame
Sa.thilo hi paribbaajo bhiyyo aakirate raja.m. -- 313
313. If there's aught that should be done
let it be done then steadily,
in truth a slack monastic life
all the more stirs up the dust.
313. Cần phải làm, nên làm
Làm cùng tận khả năng
Xuất gia sống phóng đãng,
Chỉ tăng loạn bụi đời.
Akata.m dukkata.m seyyo pacchaa tapati dukkata.m
Kata.m ca sukata.m seyyo ya.m katvaa naanutappati. -- 314
314. Better an evil deed not done
for misdeed later on torments.
Better done is deed that's good,
which done, does not torment.
314. Ác hạnh không nên làm,
Làm xong, chịu khổ lụy,
Thiện hạnh, ắt nên làm,
Làm xong, không ăn năn.
Nagara.m yathaa paccanta.m gutta.m santarabaahira.m
Eva.m gopetha attaana.m kha.no vo maa upaccagaa
Kha.naatiitaa hi socanti nirayamhi samappitaa. -- 315
315. Even as a border town
guarded within and without,
so should you protect yourselves.
Do not let this moment pass
for when this moment's gone they grieve
sending themselves to hell.
315. Như thành ở biên thùy,
Trong ngoài điều phòng hộ
Cũng vậy, phòng hộ mình,
Sát na chớ buông lung.
Giây phút qua, sầu muộn.
Khi rơi vào địa ngục.
Alajjitaaye lajjanti lajjitaaye na lajjare
Micchaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti duggati.m. -- 316
316. They are ashamed where shame is not
but where is shame are not ashamed
so by embracing evil views
beings go to an evil birth.
316. Không đáng hổ, lại hổ.
Việc đáng hổ, lại không.
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
Abhaye bhayadassino bhaye caabhayadassino
Micchaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti duggati.m. -- 317
317. They are afraid where fear is not
but where is fear are unafraid,
so by embracing evil views
beings go to an evil birth.
317. Không đáng sợ, lại sợ,
Ðáng sợ, lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến.
Chúng sanh đi ác thú.
Avajje vajjamatino vajje c-aavajjadassino
Micchaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti duggati.m. -- 318
318. Faults they see where fault is not
but where is fault they see it not,
so by embracing evil views
beings go to an evil birth.
318. Không lỗi, lại thấy lỗi,
Có lỗi, lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
Vajja.m ca vajjato ~natvaa avajja.m ca avajjato
Sammaadi.t.thisamaadaanaa sattaa gacchanti suggati.m. -- 319
319. A fault they understand as such,
they know as well where fault is not,
so by embracing righteous views
beings go to a happy rebirth.
319. Có lỗi, biết có lỗi,
Không lỗi, biết là không,
Do chấp nhận chánh kiến,
Chúng sanh đi cõi lành.
Chú thích:
[1] Cỏ Kusa
XXII. Phẩm Ðịa Ngục
1. Cái Chết Của Tôn Ðà Lỵ
Nói láo đọa địa ngục...
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một nữ du sĩ ngoại đạo tên Tôn-đà-lỵ.
Khi đức Thế Tôn cùng Tăng đoàn ở tại Kỳ Viên, Ngài nhận được sự cúng dường trọng vọng của dân chúng nhiều ngang bằng một trận lũ lụt do nước các sông Ngũ Hà dâng cùng một lượt (five great rivers), và các giáo phái ngoại đạo trước sự hiện diện của Ngài, trở nên lu mờ như ngọn đèn trước ánh sáng mặt trời. Họ mất hết cả lợi lộc và danh tiếng. Ngày nọ, họ họp nhau bàn tán:
- Từ khi Sa-môn Cồ-đàm xuất hiện, chúng ta bị mất hết lợi lộc và danh dự, trước kia chúng ta còn được dâng cúng, bây giờ chẳng ai thèm biết đến chúng ta. Chúng ta phải tìm cách phá vỡ danh tiếng và lợi lộc mà y đang có. Ai sẽ là người có thể làm được việc này?
Họ bàn tán du sĩ một hồi và bảo nhau:
- Có nữ du sĩ Tôn-đà-lỵ, cô ấy sẽ làm được việc.
Và khi Tôn-đà-lỵ đến tu viện của họ, chẳng ai nói với cô một lời. Cô hỏi đến hai, ba lần mà họ vẫn lặng thinh. Cô bèn hỏi:
- Thưa các vị, có ai đã gây tổn thương các vị?
- Chị không thấy Sa-môn Cồ-đàm đã làm thiệt hại chúng ta, tước đoạt mọi lợi lộc, danh tiếng, mà chúng ta có từ trước?
- Con có thể làm gì đây?
- Chị có nhan sắc tuyệt vời, khả ái, hãy làm mất danh dự Sa-môn Cồ-đàm, hãy khiến dân chúng đồn đại không tốt và làm mất thanh danh quyền lợi của ông ấy.
- Ðược thôi.
Tôn-đà-lỵ chấp nhận.
Sau đó, mỗi buổi chiều, khi dân chúng đi nghe pháp trở về thành, họ lại thấy Tôn-đà-lỵ trang điểm lộng lẫy đi về hướng Kỳ Viên, với hương hoa, dầu thơm, kem, phấn, long não, trái cây. Và khi họ hỏi:
- Cô đi đâu?
Cô trả lời:
- Ðến chỗ ngài Cồ-đàm, tôi có thói quen ở lại một mình trong hương thất suốt đêm.
Và sau đó, cô đến một tu viện ngoại đạo ở lại. Sáng hôm sau, lại ngược đường trở về thành. Nếu có ai hỏi:
- Tôn-đà-lỵ, cô đi đâu thế?
Cô ta trả lời:
- Tôi đã ở lại đêm trong hương thất của Cồ-đàm, chỉ một mình và bây giờ trở về.
Vài ngày sau, nhóm ngoại đạo đưa tiền cho một số du đãng và bảo:
- Hãy giết Tôn-đà-lỵ, rồi ném thi hài cô ta nơi đống rác gần hương thất của Cồ-đàm.
Bọn du đãng làm theo mệnh lệnh. Và các ngoại đạo bắt đầu rêu rao:
- Tôn-đà-lỵ bị mất tích.
Họ tâu sự việc lên nhà vua. Vua hỏi:
- Các người có nghi ngờ ai không?
- Vài ngày trước, cô ta hãy còn ở đêm tại tinh xá Kỳ Viên, từ đó xảy ra chuyện gì, chúng tôi không biết.
- Như thế, hãy đi tìm.
Ðược lệnh nhà vua, họ tập hợp đồ đệ kéo vào Kỳ Viên lục lọi, và thấy thi hài Tôn-đà-lỵ nằm ở đống rác trong tinh xá. Họ khiêng tử thi về thành, tâu lên nhà vua:
- Ðám đệ tử của Sa-môn Cồ-đàm đã tự nhủ: "Chúng ta sẽ che đậy được việc xấu Thế Tôn đã làm". Do đó họ giết Tôn-đà-lỵ và vất thi thể vào đống rác.
Vua phán:
- Hãy báo cho dân chúng biết.
Các ngoại đạo đi rêu rao khắp thành:
- Hãy nhìn xem hành động của đám Sa-môn đệ tử dòng họ Thích.
Với những câu phỉ báng tương tự, họ truyền tín khắp thành, rồi trở về cung vua. Nhà vua ra lệnh đặt thi hài Tôn-đà-lỵ trên đất hỏa thiêu, cắt người canh gác. Phần đông dân cư thành Xá-vệ, trừ các thánh đệ tử, đều la ó:
- Coi kìa, đám đệ tử dòng họ Thích đã làm nên chuyện này.
Trong thành, ngoài thành, trong rừng, trong xóm, họ đều chửi mắng các Sa-môn. Các thầy đến bạch Phật, Phật dạy:
- Các ông chê trách họ làm gì. Ngài nói kệ:
(306) Nói láo, đọa địa ngục,
Có làm nói không làm,
Cả hai chết đồng đẳng,
Làm người, nghiệp hạ liệt.
Có làm nói không làm,
Cả hai chết đồng đẳng,
Làm người, nghiệp hạ liệt.
Nhà vua ngầm cho thám tử điều tra về cái chết của Tôn-đà-lỵ. Khi ấy, bọn du đãng nhận tiền rồi nhậu nhẹt say sưa, gây gổ. Chúng lảm nhảm với nhau:
- Mầy đã giết Tôn-đà-lỵ, mầy ném xác ả vào đống rác. Mầy được tiền nhiều tha hồ uống. Ðược lắm! Ðược lắm!
Thám tử liền trói họ, giải đến trước vua. Vua hỏi:
- Các người giết Tôn-đà-lỵ?
- Tâu vâng.
- Ai mướn các người?
- Các thầy ngoại đạo.
Nhà vua cho đòi các ngoại đạo đến, bắt phải rao lên trong thành như sau:
- Chúng ta giết Tôn-đà-lỵ vì muốn hạ nhục Sa-môn Cồ-đàm. Sa-môn và đệ tử không có lỗi gì.
Họ phải thi hành lệnh trên, đám đông dân chúng ngờ nghệch lại nghe theo. Các ngoại đạo bị trừng phạt nặng nề, và từ đó, danh dự của Phật lại tăng thêm.
2. Con Quỷ Xương Khô
Nhiều người khoác cà sa...
Câu chuyện xảy ra khi đức Phật ở tại Trúc Lâm, liên hệ đến những chúng sanh bị quả báo xấu do ác nghiệp.
Một ngày nọ, khi xuống núi với Trưởng lão Lakkhana, Tôn giả Mục-kiền-liên nhìn thấy những con quỷ hình thù chỉ có bộ xương khô, Ngài bèn mỉm cười. Khi được hỏi, Tôn giả chỉ bảo:
- Này huynh, chớ hỏi điều ấy ở đây. Khi nào đến trước đức Thế Tôn chúng ta sẽ thảo luận.
Và khi về đến tinh xá, trước đức Phật, Trưởng lão Lakkhana hỏi lại chuyện ấy. Tôn giả Mục-kiền-liên trả lời rằng Ngài thấy những con quỷ xương khô. Ngài còn kể tiếp:
- Khi tôi xuống núi, tôi còn thấy một Sa-môn bay qua toàn thân bốc cháy.
Và còn thêm vài lần, Tôn giả thấy những con quỷ hình dáng Sa-môn với y bát, tất cả đều bốc cháy.
Nhân đó, thời Phật dạy các Tỳ-kheo rằng: "Những tu sĩ ấy, thời Phật Ca-diếp đã xuất gia nhưng không làm tròn bổn phận của mình".
Ngài nhấn mạnh đến quả báo ác nghiệp cho các Tỳ-kheo đáng hiện diện được rõ, và nói kệ:
(307) Nhiều người khoác áo cà sa,
Ác hạnh không nhiếp phục.
Người ác, do ác hạnh,
Phải sanh cõi địa ngục.
Ác hạnh không nhiếp phục.
Người ác, do ác hạnh,
Phải sanh cõi địa ngục.
3. Xảo Thuật Tìm Thức Ăn
Tốt hơn nuốt hòn sắt...
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tinh xá Ðại Lâm (Mahàvana) gần thành Tỳ-xá-ly, liên hệ đến các Tỳ-kheo Vaggumudàtiriya.
Các Tỳ-kheo Vaggumudàtiriya thường khen ngợi lẫn nhau rằng người này chứng quả, người kia chứng quả khi có mặt cư sĩ, để họ dâng cúng thức ăn ngon. Ðức Phật biết chuyện, bèn hỏi các thầy:
- Này các ông! Có thật phải là chỉ vì cái bao tử mà các ông ca tụng lẫn nhau trước mặt cư sĩ để họ dâng cúng thức ăn ngon?
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Phật bèn quở trách các thầy, và nói kệ:
(308) Tốt hơn nuốt hòn sắt,
Cháy đỏ như lửa bừng,
Hơn ác giới, buông lung,
Ăn đồ ăn quốc độ.
Cháy đỏ như lửa bừng,
Hơn ác giới, buông lung,
Ăn đồ ăn quốc độ.
4. Kẻ Ðào Hoa
Bốn nạn chờ đợi người ...
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến Khema, con trai Trưởng giả, cháu Cấp Cô Ðộc.
Khema là một chàng trai tuấn tú khôi ngô. Các bà các cô khi gặp mặt chàng đều yêu mến mê mệt. Khema thì lại đeo đuổi vợ người. Một đêm nọ, người của nhà vua bắt chàng ta, giải đến trước mặt vua. Nhà vua cảm thấy ái ngại thay cho danh tiếng của Trưởng giả nên không nói gì, thả chàng ra. Khema vẫn cứ chứng nào tật nấy.
Lần thứ hai, lần thứ ba, chàng vẫn bị bắt, và nhà vua cũng trả tự do cho. Chuyện đến tai Trưởng giả, ông đem con đến gặp đức Thế Tôn, trình bày câu chuyện và bạch:
- Xin đức Thế Tôn giảng dạy cho nó.
Ðức Phật khơi dậy lương tri của Khema và chỉ cho chàng thầy lỗi lầm khi theo đuổi vợ người bằng Pháp Cú:
(309) Bốn nạn chờ đợi người,
Phóng dật theo vợ người,
Mắc họa, ngủ không yên,
Bị chê là thứ ba,
Ðọa địa ngục, thứ bốn.
Phóng dật theo vợ người,
Mắc họa, ngủ không yên,
Bị chê là thứ ba,
Ðọa địa ngục, thứ bốn.
(310) Mang họa, đọa ác thú,
Bị hoảng sợ,ít vui,
Quốc vương phạt trọng hình,
Vậy chớ theo vợ người.
Bị hoảng sợ,ít vui,
Quốc vương phạt trọng hình,
Vậy chớ theo vợ người.
Chuyện quá khứ:
4A. Lời Nguyền Của Khema
Thời đức Phật Ca-diếp, Khema là một tay đô vật quán quân, ngày kia chàng treo hai cây cờ giải thưởng của mình bên ngôi tháp vàng của đức Phật, và nguyện: "Xin cho tất cả mọi phụ nữ, trừ các nữ nhân thân quyến và bà con ruột thịt của tôi, khi nhìn thấy tôi đều say mê". Vì thế, dù tái sanh ở đâu, chàng cũng được tất cả các bà yêu mến.
5. Thầy Sa Môn Tự Phụ
Như cỏ sa vụng nắm...
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một thầy Tỳ-kheo tự phụ.
Chuyện kể rằng, có một vị Tỳ-kheo lỡ tay làm đứt một cọng cỏ. Lương tâm thầy áy náy bèn tìm đến một huynh đệ, thuật lại câu chuyện và hỏi:
- Thưa huynh, Tỳ-kheo làm đứt cỏ, có sao không?
Thầy kia trả lời:
- Ðừng quan trọng khi cho rằng làm đứt cỏ cây sẽ bị hậu quả. Chỉ cần xưng tội ra là được khỏi tội thôi.
Nói xong, thầy nhổ luôn một bụi cỏ, vứt đi. Các Tỳ-kheo đến bạch Phật. Phật quở trách thầy Tỳ-kheo tự phụ nặng nề, và nói Pháp Cú:
(311) Như cỏ Sa (Kusa) vụng nắm,
Tất bị họa đứt tay.
Hạnh Sa-môn tà vạy,
Tất bị đọa địa ngục.
Tất bị họa đứt tay.
Hạnh Sa-môn tà vạy,
Tất bị đọa địa ngục.
(312) Sống phóng đãng buông lung,
Theo giới cấm ô nhiễm,
Sống Phạm hạnh đáng nghi,
Sao chứng được quả lớn.
Theo giới cấm ô nhiễm,
Sống Phạm hạnh đáng nghi,
Sao chứng được quả lớn.
(313) Cần phải làm, nên làm,
Làm cùng tận khả năng.
Xuất gia sống phóng đãng,
Chỉ tăng loạn bụi đời.
Làm cùng tận khả năng.
Xuất gia sống phóng đãng,
Chỉ tăng loạn bụi đời.
6. Người Vợ Ghen Tuông
Ác hạnh không nên làm...
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một bà vợ ghen.
Một ông chồng dan díu với một nữ tỳ giúp việc nhà. Vợ ông biết được, bèn trói người nữ tỳ, cắt tai, cắt mũi, nhốt vào phòng kín đóng cửa lại. Ðể che giấu tội ác, bà rủ chồng đi nghe pháp. Hai vợ chồng đến tinh xá, ngồi vào hội chúng. Khi ấy, có vài người bà con bên vợ đến nhà thăm. Họ mở cửa, chứng kiến cảnh tàn nhẫn trong nhà, bèn mở trói cho cô tớ gái. Cô này đến tinh xá, tố cáo mọi việc với Phật và Tăng chúng. Nghe xong, Phật dạy:
- Không nên làm việc ác dù nhỏ, nghĩ rằng chẳng ai biết. Với việc lành, dù không người biết vẫn nên làm. Hành động ác dù che giấu ân hận về sau. Còn hành động tốt sẽ khiến ta an vui.
Ngài nói kệ:
(314) Ác hạnh, không nên làm,
Làm xong chịu khổ lụy,
Thiện hạnh, ắt nên làm,
Làm xong, không ăn năn.
Làm xong chịu khổ lụy,
Thiện hạnh, ắt nên làm,
Làm xong, không ăn năn.
Cuối bài pháp, hai vợ chồng chứng quả Dự-lưu. Họ trả tự do cho cô tớ gái và hướng dẫn cô theo chánh pháp.
7. Tự Canh Phòng Như Giữ Thành
Như thành ở biên thùy...
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên quan tới một số Tỳ-kheo.
Một số các Tỳ-kheo đến an cư ở một thị trấn biên giới. Tháng đầu trôi qua hết sức an ổn. Nhưng tháng thứ hai, bọn trộm cướp tấn công thị trấn và bắt một số người làm con tin. Từ lúc ấy, mọi người phải bận rộn phòng thủ, chống lại trộm cướp, và không còn thì giờ chăm sóc đến thức ăn vật dụng cho các thầy. Các thầy trải qua những tháng thật bất an.
An cư xong, các thầy trở về tinh xá Kỳ Viên, đảnh lễ Phật, lui ngồi một bên. Ðức Phật hỏi thăm thân mật:
- Các ông có được an ổn không?
- Bạch Thế Tôn, tháng đầu thật an ổn. Nhưng những tháng sau trộm cướp hoành hành, dân chúng chẳng còn thì giờ đâu lo lắng cho chúng con. Thời gian đó thật khốn đốn.
Phật dạy:
- Không sao. Các ông đừng phiền muộn. Không dễ gì lúc nào cũng tìm được nơi an cư hoàn toàn như ý. Nhưng hãy như dân cư phòng thủ trị trấn của họ, mỗi thầy Tỳ-kheo phải tự canh phòng mình.
Ngài nói kệ:
(315) Như thành ở biên thùy,
Trong ngoài đều phòng hộ,
Cũng vậy, phòng hộ mình,
Sát na chớ buông lung,
Giây phút qua, sầu muộn,
Khi rơi vào địa ngục.
Trong ngoài đều phòng hộ,
Cũng vậy, phòng hộ mình,
Sát na chớ buông lung,
Giây phút qua, sầu muộn,
Khi rơi vào địa ngục.
8. Các Ðạo Sĩ Lõa Thể
Không đáng hổ lại hổ...
Câu chuyện xảy ra khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến các đạo sĩ phái Kỳ-na, lõa hình ngoại đạo Ni-kiền-tử. Một hôm các thầy Tỳ-kheo nhìn thấy các đạo sĩ phái Ni-kiền-tử, đã bàn tán với nhau.
- Này chư huynh, các Ni-kiền-tử này dễ nhìn hơn các đạo sĩ phái Acelaka (Lộ-già-na). Mấy ông kia hoàn toàn trần trụi, còn ác Ni-kiền-tử này ít ra cũng có một tí vải che thân, nhìn đỡ xấu hổ.
Các Ni-kiền-tử nghe chuyện đã nói:
- Không phải vì xấu hổ mà chúng tôi che thân. Chỉ vì bụi đất cũng là những hữu tình chúng sanh có sự sống, vì sợ chúng rơi vào thức ăn mà chúng tôi mang một mảnh vải.
Các thầy Tỳ-kheo, một số đồng ý với lý do trên, số khác không đồng ý, cứ bàn tán mãi. Sau cùng, tất cả đi đến chỗ Phật, thưa ra câu chuyện, Phật dạy:
- Này các Tỳ-kheo, người nào hổ thẹn khi không đáng hổ thẹn, và không cảm thấy hổ thẹn khi cần phải hổ thẹn, sẽ chịu khổ về sau.
Ngài nói kệ:
(316) Không đáng hổ, lại hổ,
Việc đáng hổ, lại không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
Việc đáng hổ, lại không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
(317) Không đáng sợ, lại sợ,
Ðáng sợ, lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
Ðáng sợ, lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
9. Trẻ Con Quy Y Phật
Không lỗi, lại thấy lỗi...
Câu chuyện xảy ra khi đức Phật ở tại Kỳ Viên, liên hệ đến một số cư sĩ ngoại đạo.
Có một đám trẻ chơi chung với nhau, con nhà ngoại đạo và con các Phật tử. Khi các trẻ em ngoại đạo về nhà, cha mẹ chúng cấm không cho chào hỏi các Sa-môn đệ tử Phật và không được vào tinh xá. Họ bắt chúng phải giữ lời thề. Và sang ngày khác, khi bọn trẻ chơi đùa gần tinh xá Kỳ Viên, chúng bị khát nước. Các trẻ con ngoại đạo phải nhờ một bạn Phật tử vào tinh xá xin nước uống. Em này vào tinh xá, gặp đức Thế Tôn và kể lại câu chuyện cho Ngài nghe
Phật dạy:
- Uống nước xong, các em ra kêu các bạn vào đây uống.
Tất cả bọn vào gặp Phật. Ngài kể cho các em nghe một câu chuyện dễ hiểu, giảng pháp, khiến các em có niềm tin vững mạnh rồi khiến các em quy y và giữ giới. Các trẻ em ngoại đạo về nhà, kể lại chuyện ba má. Họ giận dữ, khóc lóc rên rỉ:
- Con chúng ta đã theo thầy tà.
Khi ấy, một vài người láng giềng có trí tuệ ở gần đó, sang an ủi họ, giảng giải cho họ nghe. Chừng đó, họ nhận thấy Phật pháp lợi ích bèn quyết định:
- Chúng ta chỉ cho các con đi theo sự hướng dẫn của Ngài Cồ-đàm.
Với bà con dòng họ đông đảo, họ đưa nhau đến tinh xá lễ Phật, nghe pháp. Phật quan sát tâm tư của họ bèn giảng kệ:
(318) Không lỗi, lại thấy lỗi,
Có lỗi lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
Có lỗi lại thấy không,
Do chấp nhận tà kiến,
Chúng sanh đi ác thú.
(319) Có lỗi, biết có lỗi,
Không lỗi, biết là không,
Do chấp nhận chánh kiến,
Chúng sanh đi cõi lành.
Không lỗi, biết là không,
Do chấp nhận chánh kiến,
Chúng sanh đi cõi lành.
TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT
(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb
Liar (n) : Kẻ nói dối,Verse - Kệ 307
Depart (v) : Chết.
Base (a) : Hèn hạ, đê hèn.
Disposition (n) : Tính tình, tâm tính.Verse - Kệ 309
On account of : Vì, do vì.
Woeful (a) : Thống khổ.
Woeful state : Cõi thống khổ, địa ngục.
Misfortune (n) : Sự bất hạnh, tai họa.Verse - Kệ 310
Commit (v) : Vi phạm, phạm phải.
Adultery (n) : Tội ngoại tình.
Acquisition (n) : Sự đạt được.
Demerit (n) : Khuyết điểm, lỗi lầm.
Blame (n) : Sự chê bai, sự khiển trách.
Impose (v) : Bắt chịu, áp đặt.Verse - Kệ 311
Frequent (v) : Hay lui tới, dan díu với.
Handle (v) : Ðiều khiển, quản lý.Verse - Kệ 312
Drag (v) : Lôi kéo.
Observance (n) : Sự tuân thủ, sự tôn trọngVerse - Kệ 313
Dubious (a) : Nghi ngờ
Aught (n) : Bất cứ việc gì, cái gì.Verse - Kệ 314
Promote (v) : Ðẩy mạnh, xúc tiến.
Might (n) : Sức mạnh, năng lực.
Slack (a) : Uể oải, bê trễ, lỏng lẻo.
Asceticism (n) : Công phu tu tập.
Scatter (v) : Tung vãi.
Torment (v) : Gây đau khổ, giày vò.Verse - Kệ 315
Repent (v) : Ăn năn, hối hận.
Border (n) : Bờ, biên giới.Verse - Kệ 316
Guard (v) : Canh gác, bảo vệ.
Slip (v) : Trượt, tuột,
Consign (v) : Ủy thác, giao phó.
Fearsome (a) : Sợ hãi.Verse - Kệ 319
Embrace (v) : Ôm ấp, hàm dưỡng.
False views (n) : Tà kiến.
Righ views (n) : Chánh kiến.
Source: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-kinh-phapcu-ev/pctm-22.htm
Sunday, November 14, 2010
Cittavagga - Tâm (GS Thích Minh Tâm)
Trong bài giảng dưới đây có nhiều tài liệu dẫn chứng từ nhiều nguồn. Vì thiếu phương tiện kiểm tra nguồn tư liệu đôi khi khiếm khuyết ghi nhận xuất xứ. Mong chư vị hoan hỷ cho sự vô tình khiếm khuyết này vì lợi lạc hoằng pháp.
English translation: Most Venerable Narada
Vietnamese translation: Tinh Minh
Pháp Cú TÂM - Cittavagga
Pháp cú: từ câu 33 - đến câu 43
Ngày : 15 - 11- 2010
Nơi: Đạo Phật Vào Đòi
Giảng Sư: Thich Minh Tâm
Ngôn ngữ: Vietnamese
33. Phandana.m capala.m citta.m durakkha.m dunnivaaraya.m
English translation: Most Venerable Narada
Vietnamese translation: Tinh Minh
Pháp Cú TÂM - Cittavagga
Pháp cú: từ câu 33 - đến câu 43
Ngày : 15 - 11- 2010
Nơi: Đạo Phật Vào Đòi
Giảng Sư: Thich Minh Tâm
Ngôn ngữ: Vietnamese
33. Phandana.m capala.m citta.m durakkha.m dunnivaaraya.m
Uju.m karoti medhaavii usukaaro-va tejana.m
33. Tâm hoảng hốt giao động,
Khó hộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.
33. Mind agitated, wavering,
hard to guard and hard to check,
one of wisdom renders straight
as arrow-maker a shaft.
hard to guard and hard to check,
one of wisdom renders straight
as arrow-maker a shaft.
34. Vaarijo-va thale khitto okamokataubbhato
Pariphandati-mida.m citta.m maaradheyya.m pahaatave.
34. Như cá quăng lên bờ,
Vất ra ngoài thủy giới;
Tâm này vùng vẫy mạnh,
Hãy đoạn thế lực Ma.
34. As fish from watery home
is drawn and cast upon the land,
even so flounders this mind
while Mara's Realm abandoning.
35. Dunniggahassa lahuno yatthakaamanipaatino
Cittassa damatho saadhu citta.m danta.m sukhaavaha.m.
and swift, it falls on what it wants.
The training of the mind is good,
a mind so tamed brings happiness.
35. Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng.
Lành thay, điều phục tâm;
Tâm điều, an lạc đến.
36. Sududdasa.m sunipuna.m yatthakaamanipaatina.m
Citta.m rakkhetha medhaavii citta.m gutta.m sukhaavaha.m.
Theo các dục quay cuồng.
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ, an lạc đến.
36. The mind is very hard to see
and find, it falls on what it wants.
One who's wise should guard the mind,
a guarded mind brings happiness.
37. Duura'ngama.m ekacara.m asariira.m guhaasaya.m
Ye citta.m sa~n~namessanti mokkhanti maarabandhanaa.
37. Chạy xa, sống một mình,
Không thân, ẩn hang sâu [1]
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi Ma trói buộc. [2]
and find, it falls on what it wants.
One who's wise should guard the mind,
a guarded mind brings happiness.
37. Duura'ngama.m ekacara.m asariira.m guhaasaya.m
Ye citta.m sa~n~namessanti mokkhanti maarabandhanaa.
37. Chạy xa, sống một mình,
Không thân, ẩn hang sâu [1]
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi Ma trói buộc. [2]
37. Drifting far, straying all alone,
formless, recumbent in a cave.
They will be free from Mara's bonds
who do restrain this mind.
38. Anava.t.thitacittassa saddhamma.m avijaanato Paripalavapasaadassa pa~n~naa na paripuurati.
38. Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ không viên thành.
formless, recumbent in a cave.
They will be free from Mara's bonds
who do restrain this mind.
38. Anava.t.thitacittassa saddhamma.m avijaanato Paripalavapasaadassa pa~n~naa na paripuurati.
38. Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ không viên thành.
38. One of unsteady mind,
who doesn't know True Dhamma,
who is of wavering confidence
wisdom fails to win.
39. Anavassutacittassa ananvaahatacetaso Pu~n~napaapapahii.nassa natthi jaagarato bhaya.m.
39. Tâm không đầy tràn dục,
Tâm không (hận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.
who doesn't know True Dhamma,
who is of wavering confidence
wisdom fails to win.
39. Anavassutacittassa ananvaahatacetaso Pu~n~napaapapahii.nassa natthi jaagarato bhaya.m.
39. Tâm không đầy tràn dục,
Tâm không (hận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.
39. One of unflooded mind,
a mind that is not battered,
abandoning evil, merit too,
no fear for One Awake.
40. Kumbhuupama.m kaayamima.m viditvaa nagaruupama.m cittamida.m .thapetvaa
Yodhetha maara.m pa~n~naayudhena jita~nca rakkhe anivesano siyaa.
40. Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống Ma với gươm trí ;
Giữ chiến thắng [3] không tham [4]
a mind that is not battered,
abandoning evil, merit too,
no fear for One Awake.
40. Kumbhuupama.m kaayamima.m viditvaa nagaruupama.m cittamida.m .thapetvaa
Yodhetha maara.m pa~n~naayudhena jita~nca rakkhe anivesano siyaa.
40. Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống Ma với gươm trí ;
Giữ chiến thắng [3] không tham [4]
40. Having known this urn-like body,
made firm this mind as fortress town,
with wisdom-weapon one fights Mara
while guarding booty, unattached.
41. Acira.m vata-ya.m kaayo pa.thavi.m adhisessati Chuddho apetavi~n~naa.no nirattha.m-va kali'ngara.m.
41. Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.
made firm this mind as fortress town,
with wisdom-weapon one fights Mara
while guarding booty, unattached.
41. Acira.m vata-ya.m kaayo pa.thavi.m adhisessati Chuddho apetavi~n~naa.no nirattha.m-va kali'ngara.m.
41. Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.
41. Not long alas, and it will lie
this body, here upon the earth.
Discarded, void of consciousness,
useless as a rotten log.
this body, here upon the earth.
Discarded, void of consciousness,
useless as a rotten log.
42. Diso disa.m yanta.m kayiraa verii vaa pana verina.m
Micchaapa.nihita.m citta.m paapiyo na.m tato kare.
42. Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà, [5]
Gây ác cho tự thân.
Micchaapa.nihita.m citta.m paapiyo na.m tato kare.
42. Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà, [5]
Gây ác cho tự thân.
42. Whatever foe may do to foe,
or haters those they hate
the ill-directed mind indeed
can do one greater harm.
43. Na ta.m maataa pitaa kayiraa a~n~ne vaa pi ca ~naatakaa
Sammaapa.nihita.m citta.m seyyaso na.m tato kare.
43. Ðiều mẹ cha bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.
43. What one's mother, what one's father,
whatever other kin may do,
the well directed mind indeed
can do greater good.
Chú thích:
[1] Trú xứ của Thức
[2] Dục giới, sắc giới, vô sắc giới
[3] Tức là quán (vipassana) mới chứng được.
[4] Ðối với các thiền mới chứng
[5] Hướng về 10 pháp bất thiện như sát sanh v.v.
1. Trưởng Lão Meghiya
Tâm hoảng hốt giao động ...
Thế Tôn dạy giáo lý này khi ngụ trên núi Càlikà liên quan đến Tôn giả Meghiya.
Trưởng lão Meghiya bị tam độc tham sân si quấy nhiễu không thể hành thiền tinh tấn trong khu rừng xoài, nên trở về chỗ Thế Tôn.
Thế Tôn dạy ông:
- Meghiya, ông đã phạm một lỗi lớn. Ta đã bảo rằng Ta chỉ một mình, ông nên ở lại đợi đến khi có Tỳ-kheo khác đến hãy đi. Nhưng ông không đếm xỉa đến lời Ta, cứ làm theo ý mình. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên bỏ Ta mà đi khi Ta yêu cầu ở lại. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên để tâm ý dẫn dắt như thế. Khi tâm ý giao động, ta phải luôn luôn biết chế ngự.
Và Thế Tôn nói hai câu Pháp Cú sau:
2. Người Ðọc Ðược Tâm
Khó nắm giữ, khinh động ...
Ðức Phật dạy câu này khi ở Xá-vệ, liên quan đến một Tỳ-kheo.
Trong xứ của vua Ba-tư-nặc, dưới chân một ngọn núi, có một làng an cư lạc nghiệp tên Màtika. Sau khi nhận đề tài thiền quán từ Phật, một hôm sáu mươi Tỳ-kheo đến làng khất thực. Mẹ của thôn trưởng Màtika trông thấy liền mời các Tỳ-kheo ngồi, dâng cúng cháo đặc nấu thật ngon với gia vị chọn lọc, và hỏi thăm. Biết các Tỳ-kheo tìm một chỗ thích hợp để an cư trong mùa mưa, bà gieo mình xuống chân họ thưa thỉnh:
- Xin chư Tỳ-kheo ở đây an cư trong ba tháng hạ, tôi sẽ tuân giữ Tam quy và Ngũ giới, và sẽ làm tròn bổn phận ngày chay.
Các Tỳ-kheo chấp nhận. Với sự giúp đỡ của bà họ sẽ khỏi lo lắng về ăn uống, và có thể tu chứng giải thoát sanh tử.
Mẹ của Màtika xây cất tinh xá xong, rước các Tỳ-kheo đến ở. Họ nhắc nhở lẫn nhau:
- Chư huynh đệ! Chúng ta không nên sống phóng dật, vì trước mặt chúng ta là tám cửa địa ngục sừng sững luôn rộng mở như cửa nhà chúng ta. Chúng ta đã nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn và đã đến đây. Ân huệ của chư Phật không thể đến với người dối trá, dù hắn có bước theo dấu chân của các Ngài. Chỉ khi nào hành theo ý chư Phật dạy mới được ân huệ của các Ngài. Vì vậy chúng ta phải chú tâm tỉnh giác. Hai Tỳ-kheo không được đứng hay ngồi chung một chỗ. Chúng ta chỉ phải gặp nhau vào buổi chiều để hầu hạ Trưởng lão và sáng sớm trước khi đi khất thực. Những lúc khác, chúng ta không được tụ tập hai người. Nếu có Tỳ-kheo mắc bệnh, hãy đưa ông ta đến trước sân tinh xá và đánh chuông, lúc đó chúng ta sẽ tụ đến lo chữa trị.
Tất cả đều đồng ý.
Một buổi chiều, bà mẹ của Màtika mang bơ, mật mía và những thức ăn khác cùng đám người hầu đến tinh xá. Không thấy bóng dáng các Tỳ-kheo, bà ngạc nhiên hỏi thăm và được biết các Tỳ-kheo đã quy định với nhau như thế, và bà đã được khuyên hãy đánh chuông nếu muốn gặp họ. Khi tiếng chuông vang lên, tưởng rằng có người bị bệnh. Các Tỳ-kheo từ chỗ riêng của mình đến họp trước sân tinh xá, không có hai Tỳ-kheo đến cùng một đường. Bà cư sĩ thấy vậy lại đoán họ cãi nhau, nên đảnh lễ Tăng chúng xong bà liền hỏi thăm:
- Các Ngài đã cãi nhau phải không, chư Tôn giả?
- Không đâu, cư sĩ.
- Thế tại sao khi đến nhà chúng tôi, các Ngài đi chung mà bây giờ mỗi người từ chỗ riêng của mình đến từng người một?
- Cư sĩ! Chúng tôi đang hành thiền ở thất riêng.
- Hành thiền là sao, chư Tôn giả?
- Chúng tôi tu tập ba mươi hai yếu tố của thân, từ đó nhận thức rõ ràng sự hoại diệt nằm trong thân.
- Chư Tôn giả, chỉ có các Ngài mới được phép tu tập, còn chúng tôi có được phép không?
- Pháp tu này không cấm cản ai, cư sĩ ạ!
- Vậy xin chư Tôn giả giảng dạy cho tôi.
- Tốt lắm !
Học xong bà bắt đầu ngay tu tập về ba mươi hai yếu tố của thân. Kết quả là, trước cả các Tỳ-kheo, bà chứng quả A-na-hàm đạt tứ thông và những thần thông khác cao hơn.
Từ niềm an lạc của đạo quả, vì muốn biết lúc nào những đứa con trai của mình (bà quý trọng các Tỳ-kheo và xem họ như con) chứng đạo, bà dùng Thiên nhãn xem xét và thấy rằng họ vẫn còn bị trói buộc trong tham sân si, tuy có hành thiền nhưng vẫn chưa đạt Minh sát tuệ. Bà thắc mắc không biết họ có đủ khả năng chứng A-la-hán không và thấy rằng họ có. Chỗ ở có thích hợp hay không? Thính hợp. Bạn đồng tu có xứng đáng hay không? Có. Thức ăn có đủ hay không? Không đủ.
Từ đó bà cung cấp cho những Tỳ-kheo nhiều loại cháo đặc vớt tất cả thức ăn cứng và mềm, nêm nếm bằng nhiều loại gia vị chọn lọc. Các Tỳ-kheo thọ nhận thức ăn tốt lành, tâm trở nên yên tĩnh, và do tĩnh tâm họ khai mở Minh sát tuệ, chứng A-la-hán cùng những thần thông.
Hết thời gian an cư, hành lễ Tự Tứ xong, các Tỳ-kheo từ giã bà Màtika về thăm Thế Tôn. Bà đưa tiễn một đoạn đường và thỉnh cầu họ mùa an cư năm sau trở lại.
Ðến Xá-vệ, các Tỳ-kheo đảnh lễ thế Tôn và kính cẩn ngồi một bên. Phật hỏi thăm:
- Các Tỳ-kheo Trông các ông có vẽ khỏe mạnh, được bồi dưỡng đầy đủ, không lo lắng về ăn uống.
Các Tỳ-kheo thưa:
- Chúng con được khỏe mạnh, bạch Thế Tôn, được bồi dưỡng đầy đủ và khỏi bận tâm về ăn uống là nhờ mẹ của Màtika biết được tâm ý của chúng con. Bà ta nấu đúng món ăn chúng con nghĩ đến.
Một Tỳ-kheo nghe huynh đệ mình ca ngợi những đặc tính của bà cư sĩ thí chủ, muốn đến nơi đó. Ông nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn và xin đi. Rời Kỳ-viên, ông đến làng Màtika. Bước vào tinh xá, ông khởi nghĩ bà cư sĩ này biết được tâm người khác chắc sẽ hiểu rằng ta đi đường mệt mõi không thể quét dọn được, và chắc chắn bà sẽ cho người tạp dịch. Quả nhiên bà cho người đến. Và cứ thế Tỳ-kheo này nghĩa đến nước uống thì có nước uống, nghĩ đến cháo đặc với nhiều bơ cùng thức ăn ngon liền có ngay, muốn có thức ăn cứng cũng có, thậm chí muốn gặp bà cư sĩ cùng thức ăn mềm nêm nếm với gia vị chọn lọc thì bà đích thân mang tới ngay. Khi ăn xong, Tỳ-kheo hỏi bà:
- Cư sĩ, bà là mẹ Màtika?
- Phải con ạ.
- Bà biết được tâm ý người khác phải không?
- Tại sao con hỏi ta như thế?
- Vì bà đã mang đến cho tôi mọi thứ tôi mong muốn.
- Có nhiều Tỳ-kheo biết được tâm ý người khác con ạ.
- Tôi không hỏi người khác, tôi hỏi bà.
Bà Màtika tránh không xác nhận là mình đọc được tư tưởng người khác, thay vào đó bà bảo:
- Những ai không biết tư tưởng người khác mới làm vậy, con ạ.
Vị Tỳ-kheo cảm thấy bối rối. Ông nghĩ: "Người chưa chứng quả đều có những ý tưởng thầm kín có thể cao qúy hoặc ti tiện. Nếu ta khởi nghĩ một tư tưởng tội lỗi nào, chắc chắn bà ta như đi guốc trong bụng ta, sẽ nắm chóp ta ngay, tóm gọn cả bao lẫn bị như chộp bắt một tên trộm, ôi thôi tai hại! Ba mươi sáu kế chỉ có chuồn đi là tốt nhất."
Ông liền từ giã bà cư sĩ trở về Thế Tôn, và kể lại tự sự. Thế Tôn khuyên:
- Tỳ-kheo, chỉ nơi ấy là nơi ông cần phải ở lại.
- Con không thể, bạch Thế Tôn! Con không muốn ở lại đó nữa.
- Vậy Tỳ-kheo! Ông có canh chừng được một việc duy nhất hay không?
- Nghĩa là gì, bạch Thế Tôn?
- Chỉ canh chừng tâm của ông. Tâm ý rất khó kiểm soát. Ðứng nghĩ thêm việc gì khác, hãy chế ngự tâm mình vì tâm thường chao động.
Và Ngài nói Pháp Cú:
Bà cư sĩ ngồi tại nhà quan sát thấy Tỳ-kheo đã đạt đến cứu cánh đạo quả, và cũng biết là ông đã nhớ lại chín mươi chín kiếp trước và đã biết tâm độc ác của bà trong quá khứ. Bà bèn nhớ lại tới kiếp thứ một trăm bà cũng là vợ ông, và trong hoàn cảnh phải giết chồng, bà đã tha mạng ông. Bà liền bảo vị Tỳ-kheo hãy nhớ đến tiền kiếp xa hơn và quan sát sự việc. Nhờ thiên nhĩ thông, vị Tỳ-kheo nghe được lời bà và làm theo. Ông nhận ra quả bà cư sĩ đã giúp đở ông nhiều. Ông giải đáp cho bà cư sĩ những vấn đề liên quan đế A-la-hán quả. Sau đó, ông nhập Vô dư y Niết-bàn.
3. Một Tỳ Kheo Bất Mãn
Tâm khó thấy, tế nhị ...
Phật dạy câu này khi ngụ tại Kỳ-Viên vì một Tỳ-kheo bất mãn.
Tại Xá-vệ, con của một chưởng khố đến vị Trưởng lão thường khất thực tại nhà mình, xin dạy con đường giải thoát phiền não. Trưởng lão khuyên anh ta hãy bố thí những thứ như thức ăn chia theo phiếu, thức ăn ngày rằm và ba mươi, phòng xá trong mùa mưa đến an cư, y bát và những nhu cầu khác. Ngài còn dạy thêm nên chia tài sản ra làm ba, một phần để làm ăn sinh sống, một phần dành cấp dưỡng cho vợ con và phần thứ ba cúng dường Tam Bảo.
Anh ta thi hành đúng lời dạy, rồi đến gặp lại Trưởng lão, hỏi xem còn phải làm điều gì nữa. Ngài dạy anh tuân giữ Tam quy Ngũ giới. Và anh hỏi tiếp thì được khuyên giữ mười giới, cứ thế anh hoàn tất từ từ việc công đức này đến công đức khác nên được gọi là Anupubla. Anh lại tiếp tục hỏi Trưởng lão và được dạy là nên xuất gia. Lập tức anh từ bỏ thế gian đi tu, và dưới quyền dạy dỗ của một Giáo thọ sư thông thuộc tạng Luận và một Giám luật thông thuộc tạng Luật. Sau khi làm tròn bổn phận anh đến vị Giáo thọ thưa thỉnh và được dạy bảo theo tạng Luận:
- Trong giáo lý Phật đà điều này đúng pháp, điều kia không đúng pháp.
Nếu thưa thỉnh với vị Giám luật thì cũng được dạy bảo theo tạng Luật:
- Trong giáo lý Phật đà điều này chính đáng, điều kia không chính đáng.
Thời gian trôi qua, anh chán nản vì cảm thấy khó nhọc với nhiệm vụ tu sĩ. Anh muốn giải thoát mà giờ đây ngay cả chỗ để duỗi thẳng tay cũng không có. Sống đời cư sĩ có khi cũng được giải thoát phiền não. Vì thế anh có ý định hoàn tục.
Từ đó anh bất mãn và khó chịu trong lòng, thôi không tu tập ba mươi hai yếu tố thân nữa, và cũng không nghe lời dạy bảo nữa. Mặt anh trở nên hốc hác,da dẻ nhăn nheo, nổi gân xanh, mệt nhọc đè nặng, ghẻ chóc đầy người. Những người tu tập và Sa-di hỏi thăm, anh cũng kể thật là đang bất mãn. Họ cho vị Giáo thọ và Giám luật của anh hay, và hai vị này đưa anh đến Thế Tôn. Anh thuật lại tâm tư mình cùng ý định hoàn tục, Phật bảo:
- Tỳ-kheo! Nếu ông chỉ canh chừng được một việc mà thôi, thì khỏi phải cần để ý đến những việc khác.
- Việc đó là gì, thưa Thế Tôn?
- Ông có thể canh chừng tâm ý của ông chăng?
- Dạ được, bạch Thế Tôn.
- Vây thì ông chỉ canh chừng tâm của ông.
Rồi Thế Tôn nói Pháp Cú:
4. Tăng Hộ Cháu
Chạy xa sống một mình ...
Thế Tôn dạy lời này khi ở Xá-vệ liên quan đến ngài Tăng Hộ (Sangharakkhita).
Thành Xá-vệ có một chàng trai thuộc gia đình khá giả, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, đã từ bỏ thế gian, được nhận vào Tăng đoàn, làm tròn bổn phận, và chỉ trong mấy ngày đắc quả A-la-hán. Ðó là Trưởng lão Tăng Hộ.
Người em gái út của Trưởng lão sanh bé trai cũng đặt tên là Tăng Hộ, tức Tăng Hộ cháu. Ðến tuổi trưởng thành Tăng Hộ cháu gia nhập Tăng đoàn theo Trưởng lão, và khi làm tròn bổn phận, ông an cư suốt mùa hạ trong tinh xá một làng nọ. Nhận được hai bộ y dành cho Tỳ-kheo mặc trong mùa mưa, một cái dài bảy cubits, một cái dài tám cubits, ông chọn chiếc dài định dâng cúng cho vị thân giáo sư của mình và giữa lại chiếc ngắn, Mãn hạ, ông rời tinh xá về thăm thầy, vừa đi, vừa khất thực. Ðến nơi ông quét dọn, lấy nước rữa chân, sửa soạn chỗ ngồi cho Trưởng lão rồi ngồi ngắm con đường Trưởng lão sẽ đi qua. Ông Trưởng lão đến, ông xá chào, đở y bát và mời ngồi. Rồi ông lấy cây quạt lá cọ quạt cho trưởng lão, dâng nước uống, nước rữa chân, cuối cùng dâng y, đặt dưới chân Trưởng lão thưa:
- Tôn giả! Xin đắp y này!
- Tăng Hộ! Ta đủ y rồi, ông cứ mặc y này đi!
- Bạch Tôn giả, tự lúc nhận y con đã định dâng cho Ngài. Xin Ngài nhận cho.
- Ðừng bận tâm, Tăng Hộ, ta đã đủ y.
- Tôn giả, xin đừng từ chối. Ngài nhận y con sẽ được phước baó lớn.
Dù Tăng Hộ cháu lặp đi lặp lại lời thỉnh cầu nhiều lần, Trưởng lão vẫn từ chối chiếc y tặng. Ông vừa quạt cho Trưởng lão lòng ngỗn ngang trăm mối: "Lúc còn cư sĩ ta là cháu, xuất gia thì cùng ở chung, nhưng Trưởng lão vẫn không muốn với cương vị thầy nhận cho ta cúng dường. Như vậy ta còn ở lại đây tu nữa làm gì, ta nên hoàn tục." Nhưng ông lại lo là không biết trở lại làm gia chủ sẽ sống ra sao. À, ta sẽ bán chiếc y dài tám cubits này để mua một con dê cái. Có dê cái nhiều rồi ta bán dê con, cứ thế túi tiền sẽ to dần, chẳng mấy chốc giàu sang đến nơi. Rồi ta sẽ tìm một cô vợ, vợ ta sẽ sinh cho ta một đứa con. Thế rồi những hình ảnh kế tiếp lần lượt xuất hiện trong đầu ông. Ông và vợ đẩy đứa bé trong xe đi thăm người chú, vừa đi vừa trò chuyện:
- Này, đưa con cho tôi bế một tí nào!
- Lắm chuyện, bế nó làm chi. Ðến đây mà đẩy cái xe này!
Miệng nói tay bế, khốn khổ cô vộ lính quính thế nào làm rớt tọt đứa bé xuống đường ngay dưới bánh xe. Ông ta giận dữ giáng một cây gậy vào lưng cô ta, đồng thời chiến quạt lá cọ cũng bay xuống đầu Trưởng lão. Trưởng lão quán sát và hiểu hết chuyện, bảo:
- Tăng Hộ ! Ông không đánh trúng người đàn bà, nhưng một Trưởng lão già đã làm gì để đáng ăn một gậy?
Vị tăng trẻ hoảng hốt:
- Ôi! Chết ta rồi! Thầy ta đã hiểu biết hết mọi ý nghĩa của ta. Làm sao dám ở lại tu nữa?
Ông ném quạt đi và bỏ chạy. Những người tập tu và Sa-di đuổi theo, bắt ông dẫn đến Phật kể hết mọi chuyện, Phật dạy:
- Tỳ-kheo! Tại sao ông lại phạm lỗi nặng như thế? Ông không phải là đệ tử của một vị Phật có thần lực vô hạn hay sao? Ðã từ bỏ thế gian sống trong Giáo đoàn của Phật, mà ông lại quên không tự điều phục mình hướng đến Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hay A-la-hán. Tại sao ông lại phạm lỗi trầm trọng như thế?
- Bạch Thế Tôn, con bất mãn.
- Tại sao ông bất mãn?
Tăng Hộ cháu thuật lại toàn bộ câu chuyện, từ ngày nhận y nơi an cư đến lúc đập quạt lên đầu Trưởng lão, và ông thưa tiếp:
- Bạch Thế Tôn, đó là lý do tại sao con muốn bỏ đi không tu nữa.
Phật dạy:
- Này, Tỳ-kheo! Ðừng bối rối. Tâm thường chạy theo những chuyện dẫn đi rất xa. Ta phải cố gắng thoát khỏi sự trói buộc của tham sân, si.
Và Ngài nói Pháp Cú:
5. Trưởng Lão Tâm Ðược Ðiều Phục
Ai không tâm an trú ...
Lúc ngụ tại Xá-vệ, Phật đã dạy Trưởng lão Cittahattha, người-bị- tâm-sai-sử câu kệ trên.
Một chàng trai thuộc gia đình khả kính sống ở Xá-vệ vào rừng kiếm con bò bị lạc. Giữa trưa anh tìm thấy và đưa nó về bầy. Nhưng đói khát quá, anh vào tinh xá gặp các Tỳ-kheo cúi chào và đứng cung kính một bên. Thấy anh quá kiệt sức, các Tỳ-kheo chỉ thức ăn thừa trong bình, bảo anh lấy ăn (khi Phật còn hiện đời luôn luôn có cháo được cùng dường dồi dào cùng với nhiều thứ nước sốt và cà ri). Chàng trai ăn uống no nê xong rửa tay, chào các Tỳ-kheo và hỏi:
- Chư Tôn giả! Chắc hôm nay nhà nào mới thỉnh các Ngài?
- Không cư sĩ ạ! Các Tỳ-kheo thường xuyên nhận được thức ăn như thế.
Chàng trai thấy rằng dù làm lụng tích cực vất vả liên tục ngày và đêm cũng không bao giờ được chaó ngon như vậy. Trong khi các Tỳ-kheo, theo lời họ, vẫn được ăn liên miên. Thế tại sao ta cứ sống đời cư sĩ ? Ta sẽ xuất gia. Anh đến các Tỳ-kheo xin và được nhận vào Tăng đoàn. Sau khi làm tròn bổn phận chính và phụ chỉ trong vài ngày được chia phần trong số phẩm vật cúng dừơng, anh tròn trịa và phương phi hẵn ra, nhưng rồi anh hết thích đời sống khất thực nên hoàn tục. Trở về nhà làm việc chỉ vài ngày thân hình anh lại tiều tụy. Anh lại xuất gia, rồi bất mãn, rồi lại về nhà. Thời gian ở chung, anh hay giúp đở các Tỳ-kheo nên về nhà rồi xin tu trở lại, họ nghĩ tình chấp nhận. Cứ như thế anh ra vào đến sáu lần liên tiếp. Các Tỳ-kheo đặt tên anh là Cittahattha, tức người bị tâm sai sử.
Ra vào lui tới như thế, vợ anh mang thai. Lần thứ bảy anh từ rừng trở về mang theo nông cụ. Cất nông cụ xong anh bước vào phòng, lòng phân vân ray rứt muốn khoác y trở lại. Bấy giờ vợ anh đang ngủ, quần áo trong tuột ra, nước miếng nhễ nhại, miệng mở toang hoác, ngáy vang trời, trông chẳng khác nào một tử thi trương phình lên. Anh thấy rõ trong thế gian này tất cả đều vô thường và khổ não. Liền đó anh nhận ra suốt thời gian đi tu chỉ vì nghĩ đến cô ta mà anh thối tâm nản chí. Tay nắm viền chiếc y vàng vừa anh quấn vào bụng vừa chạy ra khỏi nhà.
Mẹ vợ anh chợt thấy anh phóng vụt qua, kêu lên thất thanh, nhưng anh chẳng thèm nghe, một mực chạy thẳng. Bà chỉ còn biết lầm bầm:
- Cái gã phản bội này, vừa mới từ rừng về, lại bỏ nhà, mình quấn y mà chạy vào tinh xá. Thế là sao?
Bước vào nhà thấy con gái nằm ngủ, bà hiểu ngay lý do. Bà lay con gái dậy mắng:
- Dậy đi, đồ phù thủy! Chồng mày thấy mày nằm ngủ, nó gớm ghiếc quá nên bỏ đi rồi. Mày không còn chồng nữa kể tù đây!
Cô gái dịu mắt, giọng lè nhè:
- Ði đi, mẹ! Anh ta đi hay ở có gì quan trọng đâu! Vài bữa nữa anh ta lại về.
Trên đường, Cittahattha ôn đi ôn lại câu "Các pháp trong thế gian đều vô thường, trói buộc trong đau khổ", và anh chứng quả Dự lưu. Ðến gặp các Tỳ-kheo anh cúi chào và xin vào Tăng đoàn. Lần này anh bị từ chối quyết liệt:
- Không! Chúng tôi không thể nhận anh. Tại sao anh đi tu nữa? Ðầu anh cứng như cục đá mài.
Anh khẩn khoản:
- Chư Tôn giả! Hãy nhận con vào Tăng đoàn một lần nữa thôi!
Và chỉ sau vài ngày ông chứng quả A-la-hán cùng các thần thông. Các Tỳ-kheo không hiểu tại sao lần này ông ở lâu, được các ông giải thích là trước đây ông còn quyến luyến thế gian nên rời bỏ Tăng đoàn, nay đã cắt hết mọi trói buộc nên không bỏ đi nữa. Các Tỳ-kheo không tin, thưa lại với Thế Tôn câu chuyện. Phật bảo:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Ðệ tử của Ta khi tâm không kiên định, khi không biết pháp lành thì đi tu cứ hay về nhà. Nhưng bây giờ ông ta đã buông bỏ cả thiện và ác.
Và Ngài nói Pháp Cú:
- Quả vậy các Tỳ-kheo! Tham dục xấu xa rất là tai hại. Giả sử mấy thứ tham dục ấy có hình dạng cụ thể để ta đem bỏ đâu, thì một thế giới cũng còn quá nhỏ, cõi trời Ðại Phạm cũng còn quá thấp, không chứa nổi chúng. Ta không thể đắt chúng vào đâu cả. Ngay một người trí tuệ và dòng dõi cao qúy như Ta cũng bị chúng áp đảo nữa. Thử hỏi ai có thể tả được ảnh hưởng của nó? Trong một tiền kiếp, chỉ vì một xị đậu giống và cái cuốc cùn mà Ta đã đi tu và ra đời sáu lần liên tiếp.
Các Tỳ-kheo hỏi:
- Chuyện đó xảy ra hồi nào, Bạch Thế Tôn?
- Các ông muốn nghe sao? Ðó là:
Chuyện quá khứ
Kuddàla Và Cái Cuốc
Ngày xưa, thời Phạm-ma-đạt cai trị Ba-la-nại, có một người thiện trí tên Kuddàla, có nghĩa là "vị Thánh Cuốc"
Ông là một tu sĩ ngoại đạo đã sống tám tháng trong Hy-mã-lạp-sơn. Một đêm vào mùa mưa, thấy mặt đất ẩm ướt ông nhớ đến ở nhà còn một chai đậu giống. Sợ giống hư ông trở lại thế gian lấy cuốc dọn một miếng đất nhỏ, tỉa đậu và rào chung quanh. Ðậu già, ông hái xuống, để một số trong chai làm trái giống, phần còn lại thì ăn. Nhưng chẳng bao lâu ông lại chán cuộc sống thế gian, vào núi tu suốt tám tháng. Cứ như thế, chỉ vì chai đậu giống và cái cuốc cùn, ông đi tu đến bảy lần.
Lần thứ bảy, ông chợt nghiệm ra rằng chỉ vì cây cuốc cùn này mà phải đi tu rồi lại hoàn tục mãi nên quyết định ném bỏ nó, luôn cả chai đậu giống. Ông đến bờ sông Hằng buộc cái chai đậu giống trong một miếng vải buộc vào cán cuốc, tay nắm chạt đầu cuốc, nhắm mắt lại, quay cuốc ba vòng trên đầu rồi ném xuống sông. Ông cố tình làn như thế để đừng thấy chỗ cuốc rơi, sợ sau này động tâm lại xuống sông vớt lên. Và ông la lớn ba lần lớn:
- Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!
Lúc bấy giờ vua Ba-la-nại vừa trở về sau cuộc dẹp loạn ở biên giới, cắm trại bên bờ sông Hằng và xuống sông tắm. Chợt nghe tiếng Kuddàla vang lên liền hỏi:
- Chỉ có ta vừa mới hạ được kẻ thù mới gọi là chiến thắng, còn ngươi cũng xưng chiến thắng, nghĩa là sao?
Kuddàla đáp:
- Ngài đã chiến thắng bọn giặc cướp ở bên ngoài. Chiến thắng của Ngài có thể sẽ bị thua trở lại. Còn tôi đã chiến thắng một kẻ thù ở bên trong, kẻ cướp tên là Tham Dục. Hắn sẽ không bao giờ thắng tôi được nữa. Chiến thắng được hắn mới thực sự là chiến thắng.
Rồi ông đọc bài kệ sau:
Nhà vua sau khi nghe bài thuyết của Bồ-tát Kuddaala liền đảnh lễ Ngài, xin được nhận làm tu sĩ. Vua cùng toàn quân đông dài khoảng một dặm đường đều đi tu. Vua nước láng giềng nghe tin muốn đánh chiếm vương quốc Ba-la-nại, nhưng khi thấy thành quách thịnh vượng đó trống không, mới hiểu rằng một vị vua từ bỏ một kinh thành tráng lệ như thế để đi tu chắc chắn là không phải muốn bị trói buộc. Vua bèn đảnh lễ Bồ-tát xin được đi tu với đoàn tùy tùng của mình. cứ như thế bảy vị vua lần lượt đi tu. Cùng với hội chúng đông đảo đó, Bố-tát Kuddaala sống đời Phạm hạnh và sanh lên cõi trời Ðại phạm.
Thế Tôn kết luận:
- Các Tỳ-kheo! Lúc đó Ta là Kuddàla. Hãy học từ chuyện này để biết tham dục nguy hiểm trầm trọng đến mức nào.
6. Tỳ Kheo Và Thần Cây
Biết thân như đồ gốm ...
Thế Tôn đã dạy như thế khi ngụ tại Xá-vệ, liên quan đến các Tỳ-kheo khai mở Minh-sát-tuệ.
Tại Xá-vệ có năm trăm Tỳ-kheo nhận từ Phật để mục thiền quán hướng đến quả vị A-la-hán. Với ý định hết lòng hành thiền, họ đi xa một trăm dặm đến một làng rộng lớn. Dân làng dâng chỗ ngồi, cúng cháo ngon và các loại thức ăn khác, và khi biết các Tỳ-kheo cần chỗ ở thích hợp, liền mời thỉnh ở lại suốt ba tháng, nghĩ rằng dưới sự chỉ dạy của các Ngài họ sẽ có nơi vững vàng để thọ Tam quy Ngũ giới. Các Tỳ-kheo ưng thuận và được chỉ đến khu rừng lớn kế cận.
Kể từ đó những vị thần đức hạnh trong rừng lo lắng không dám để vợ con trèo lên cây trú ngụ. Họ tuột hết xuống đất, chưa biết tính sao, cứ đoán già đoán non là nếu các Tỳ-kheo ngồi dưới cội cây đêm nay thì sáng mai họ sẽ rời khỏi rừng. Nhưng ngày kế, sau khi khất thực trong làng các Tỳ-kheo lại trở về khu rừng cũ. Thần cây lại hy vọng nếu bây giờ các Tỳ-kheo chưa đi thì ngày mai có người thỉnh cúng chắc sẽ đi. Nhưng ngày qua ngày chẳng có gì thay đổi, thần cây và vợ con rất khổ sở vì phải ở dưới đất hết nữa tháng. Vì nghi các tỳ-kheo có thể sẽ ở lại đến ba tháng, họ tính kế đuổi các Tỳ-kheo đi. Họ biến hóa cho các Tỳ-kheo thấy những chiếc đầu không thân, những thân mình không đầu và cho nghe tiếng yêu quái. Ðồng thời các Tỳ-kheo phiền não vì hắt hơi, ho và những bệnh tật khác nữa, nên quyết định rời khu rừng trở về chỗ của Phật. Sau khi đảnh lễ Phật, cung kính ngồi xuống một bên và được Phật hỏi, các Tỳ-kheo thưa:
- Bạch Thế Tôn, nhiều việc đáng sợ đã xuất hiện trước mặt chúng con, Chỗ đó thật khó ở, chúng con phải quyết định ra di.
Phật dạy:
- Các Tỳ-kheo, các ông nên trở về ở lại chính ngay chỗ đó mới tốt.
- Chúng con không dám, bạch Thế Tôn.
- Các Tỳ-kheo, lần đầu đến đó các ông không đem theo vũ khí. Bây giờ các ông phải đem theo vũ khí.
- Vũ khí gì, bạch Thế Tôn?
- Ta sẽ cho.
Và Ngài đọc toàn bộ kinh Từ Bi, bắt đầu là người muốn tìm lợi ích tinh thần cho mình, tức là muốn đạt đến cõi tịch tĩnh an lạc, cần phải lương thiện, chánh trực, hiền lành, hoà nhã và không tự cao tự đại. Ngài dạy tiếp:
- Các Tỳ-kheo, hãy tụng đọc kinh này trong rừng, bên ngoài ngôi tinh xá ẩn tu, thì các ông sẽ vào được tinh xá.
Các Tỳ-kheo vâng theo, đảnh lễ Thế tôn rồi ra đi. Ðến bên ngoài nơi ẩn tu, họ đồng loạt tụng bài kinh và vào chỗ cư ngụ. Kết quả, những vị thần khắp khu rừng đều có cảm tình thân thiện với các Tỳ-kheo. Họ đến gặp các Ngài, xin cho đỡ y bát, dâng nước rửa tay chân, bố trí canh gác bảo vệ khắp nơi và cùng ngồi chung với các Tỳ-kheo. Không còn nghe tiếng ma quái, tâm các Tỳ-kheo trở nên yên tĩnh. Tọa thiền dù đêm dù ngày, các Tỳ-kheo đều cố gắng đạt Minh sát tuệ. Họ chuyên tâm thiền quán về tính hoại diệt ngay trong thân mình: "Thân này mỏng manh, không bền, như chiếc bình gốm." Cuối cùng các Tỳ-kheo khai mở Minh sát tuệ.
Ðức Thế Tôn ngồi ở hương thất biết như thế liền dạy:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Thần này mỏng manh không bền, giống như chiếc bình gốm.
Rồi vẫn ngồi ở hương thất cách các Tỳ-kheo một trăm dặm, Ngài phóng quang ảnh, hiện đến trước mặt các Tỳ-kheo, thân phát hào quang sáu màu rực rỡ và dạy Pháp Cú:
7. Vì Bạo Ác Nổi Mụn Nhọt
Không bao lâu thân này ...
Ðức Phật dạy câu trên lúc ở Xá-vệ liên quan đến Trưởng lão Pùtigatta Tissa.
Một chàng trai sống ở Xá-vệ, nghe Phật thuyết pháp liền hướng tâm về đạo, xin được xuất gia vào Tăng đoàn, khi thành Tỳ-kheo được gọi là Trưởng lão Tissa. Thời gian sau, mụn nhọt bỗng nổi lên khắp người ông. Trước tiên là những mụt mủ không lớn hơn hột cải, rồi tăng dần bằng hột đậu tây, đậu Hà Lan, hạt táo,và bằng trái "vilva". Cuối cùng mụn nhọt vỡ ra và toàn thân trưởng lão lở loét, vì thế Ngài có tên là Pùtigatta tissa. Về sau xương Ngài bắt đầu hư thối, không ai muốn săn sóc Ngài. Y trong và ngoài của Ngài bị dính máu khô nhìn như bánh lưới. Bạn cùng liêu không thể săn sóc nên đuổi Ngài ra khỏi liêu, để nằm dưới đất chẳng ai giúp đỡ.
Ðức Phật không bao giờ quên quan sát thế gian mỗi ngày hai lần, bình minh và chiều đến. Ngài nhìn từ chân trời đến hương thất không thiếu sót, và thấy Trưởng lão Tissa. Biết rằng ông sắp chứng A-la-hán và không còn ai nương tựa ngoài Phật, Thế tôn từ hương thất đi một vòng tinh xá đến nhà bếp. Ngài rửa nồi nước đặt lên lò than và đợi. Khi nước đã nóng Ngài đến nắm lấy chân giường tissa.
Lúc đó các Tỳ-kheo thưa với Phật:
- Xin Thế Tôn đi trước, chúng con sẽ khiêng ông ta đến nhà bếp.
Thế Tôn bảo mang đến một cái chậu và đổ nước nóng vào. Ngài bảo các Tỳ-kheo cởi ngoại y của Tissa, giặt bằng nước nóng cho thật sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng. Sau đó, Ngài dùng nước nóng lau mình, kỳ cọ và tắm nắng. Tắm xong thì ngoại y của ông cũng vừa khô. Thế Tôn sai mặc ngoại y cho ông và bảo lấy nội y giặt nước nóng và vừa khô. Khi người ông đã khô ráo thì nội y cũng vừa khô. Ðược mặc y vàng làm nội y và một cái khác làm ngoại y Tissa nằm xuống giường, thân khỏa khắn và tâm an tĩnh. Thế Tôn đứng nơi đầu giường bảo ông:
- Tỳ-kheo, thần thức sắp rời ông, chẳng bao lâu thân ông sẽ thành vô dụng như khúc gỗ nằm lăn trên đất.
Và Ngài đọc Pháp Cú:
Các Tỳ-kheo thắc mắc hỏi Thế Tôn:
- Bạch Thế tôn! Trưởng lão Tissa tái sanh về đâu?
- Ông ta nhập Niết-bàn.
- Bạch thế tôn! một Tỳ-kheo sắp chứng A-la-hán tại sao thân còn bệnh như thế, xương ung thối? Hành nghiệp kiếp trước của ông như thế nào mà ông chứng được A-la-hán?
- Các Tỳ-kheo, mọi việc xảy ra đều do hành nghiệp kiếp trước.
- Ông ta đã làm gì, thưa Thế Tôn?
- Các Ông hãy lắng nghe:
Chuyện quá khứ:
Người Bẫy Chim Bạo Ác.
Trong thời Phật Ca-diếp, trưởng lão Tissa là người bẫy chim. Ông bắt được rất nhiều chim, đa số mang vào hoàng cung hoặc mang đi bán. Nếu giết chim đi và cất lại quá lâu không đem bán thì thịt chim sẽ hư thối, và để giữ chim khỏi bay mất ông thường bẻ xương chân và xương cánh của chúng, dồn đống chúng lại một chỗ để đem ra bán ngày hôm sau. Nếu bẫy được quá nhiều, ông cũng đánh chén vài con.
Một hôm thức ăn nấu chín thơm phức vừa dọn lên, có một vị A-la-hán dừng chân trước cửa nhà ông khất thực. Ông bỗng thấy lòng thanh thản, thầm nghĩ mình đã giết hại và thịt nhiều sinh mạnh nên muốn cúng dường Ngài. Và ông đỡ bình bát, bỏ đầy những món ăn thơm, năm vóc gieo xuống đất, đảnh lễ về thưa:
- Tôn giả! Xin cho con được vào quả vị cao nhất mà Ngài đã chứng.
Trưởng lão hồi hướng công đức cho ông sẽ được như vậy.
Các Tỳ-kheo, do công đức đã làm này, phước báo đã đến với ông như thế. Vì ông đã bẻ chân chim nên tứ chi ông bệnh hoạn và xương ông ung thối. Vì ông cúng dường thức ăn ngon cho A-la-hán nên ông chứng quả A-la-hán.
8. Nanda Chăn Bò
Kẻ thù hại kẻ thù...
Ðức Phật lúc ngụ tại Kosala đã dạy cho Nanda người chăn bò giáo lý này.
Trưởng giả Cấp-cô-độc ở Xá-vệ có người chăn bò tên Nanda. Ông giàu có, tài sản dư dả, nhiều thú vui. Người ta nói, giống như nhà ẩn sĩ bện tóc Kennigan xuất gia làm đạo sĩ. Nanda chăn bò và quản lý tài sản cho vua để giữ vững tài sản riêng của mình. Nhiều lần Nandađem năm sản phẩm lấy từ bò đến nhà ông Cấp-cô-độc, gặp đức Ðạo sư, nghe pháp và thỉnh Ðạo sư đến nhà riêng. Phật không nhận lời ngay mà chờ đến khi trí huệ củaNanda chìn muồi. Khi đó Phật cùng chúng Tỳ-kheo đi khất thực. Ðến gần nhà Nanda, Ngài và chư Tăng ngồi xuống dưới một cội cây.
Nanda đến đảnh lễ Thế tôn, chào hỏi thân tình và thỉnh Thế Tôn cho phép ông cúng dường cả Tăng chúng trong bảy ngày vời năm thực phẩm chọn lọc từ bò. Ngày cuối tuần cúng dường, Thế Tôn hồi hướng công đức cho ông và giảng thêm những bài pháp về bố thí cúng dường. Cuối thời pháp, Nanda người chăn bò chứng quả Dự Lựu. Sau đó ông cầm binh bát cho Thế Tôn, đưa tiễn một dặm đường, đến khi Phật bảo dừng ông mới trở lui về nhà.
Trên đường đi, Nanda bị một thợ săn bắn tên chết. Các Tỳ-kheo trên đường trở về, thấy vậy bèn đến gặp thế tôn thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Vì Ngài đến đó, Nanda đã cúng dường nhiều thực phẩm, tiễn Ngài một đoạn đường và bị giết khi trở về. Nếu Ngài không đến đó thì ông ta không chết.
Phật đáp:
- Các Tỳ-kheo! Dù ta có đến hay không, dù Nanda có đi bốn phương Tám hướng, ông ta cũng không tránh khỏi cái chết. Bởi vì một khi giặc cướp hay kẻ thù không làm hại chúng sanh trong cõi đời này được, thì chính cái tâm hư hỏng, tà vạy của họ có thể hại họ được vậy.
Và Phật nói kệ sau:
9. Vừa Là Cha Vừa Là Mẹ
Ðiều mẹ cha, bà con...
Thế Tôn dạy câu trên khi ngài ngụ tại Kỳ viên trong Thành Xá-vệ, cho vị chưởng khố, tức trưởng lão Soreyya. Chuyện bắt đầu tại thành Soreyya và kết thúc ở Xá-vệ.
Khi bậc Chánh Ðẳng Giác ngụ tại Xá-vệ, thì ở thành Soreyya con của vị chưởng khố tên Soreyya, ngồi trên xe kiệu với một người bạn thân và đám tùy tùng đông đảo, ra ngoài thành đi tắm. Họ gặp trưởng lão Ðại ca-chiên-diên đang đắp đại y trước khi vào thành khất thực. Thân thể vàng óng của trưởng lão đập vào mắt Soreyya khiến anh không khỏi buột miệng: "Ồ! phải chi Trưởng lão này là vợ ta! Hoặc giả vợ ta có nước da được như thế!" Ý muốn vừa dấy khởi thì anh biến thành đàn bà. Bối rối và hổ thẹn, anh bước xuống xe và vụt bỏ chạy. Những người đi theo không biết việc gì xảy ra nhao nhao lên:
- Thế nghĩa là gì? Thế nghĩa là gì?
Soreyya mang thân phụ nữ bỏ đi về phía Takkasilà. Người bạn chung xe kiếm anh khắp nơi không thấy. Tắm xong mọi người về nhà. Họ lắp bắp trả lời với cha mẹ anh là anh đã về trước. Ðến phiên cha mẹ anh đi tìm khắp nơi vẫn không thấy, hai ông bà khóc lóc than van; cuối cùng cho là anh đã chết, họ làm đám tang.
Soreyya, bấy giờ là phụ nữ gặp đoàn thương buôn cùng hướng về Takkasilà, bèn theo sát xe ông trưởng đoàn. Trong đoàn chú ý đến cô, và thắc mắc không biết cô là con cái nhà ai. Cô bảo họ cứ đi xe còn cô đi bộ theo. Ði hết một đoạn đường dài, cô lo lót họ với chiếc nhẫn làm quà để xin một chỗ ngồi trên xe. Họ nghĩ, đến con trai chưởng khố thành Xá-vệ chưa có vợ, và muốn làm mai cho cô, mong được quà cáp hậu hỷ. Thấy cô hợp tuổi mình và quá đẹp, anh ta bằng lòng cưới cô.
(Ai cũng phải trải qua thân phận khi làm đàn ông, khi làm đàn bà. Như ngài A-nan, người đầy đủ đức tính toán hảo trong trăm ngàn kiếp, và là một Ðại đệ tử, đã từng là thợ rèn ở một kiếp trong vòng luân hồi, phạm tội với vợ người khác bị đọa địa ngục, và sau đó vì quả báo của hành động xấu chưa hết, Ngài phải trải qua mười bốn kiếp làm vợ người khác cộng thêm bảy kiếp nữa mới dứt nghiệp. Mặt khác, không muốn làm đàn bà nữa, và lập nghiệp được tái sanh làm đàn ông, sẽ được như ý. Ngoài ra, những đàn bà vợ cư xử tốt với chồng sẽ tái sanh làm đàn ông. Nhưng Soreyya đã dại dột mơ tưởng tới Trưởng lão, nên ngay trong kiếp này đã biến thành đàn bà).
Cô Soreyya có thai và sau mười tháng sanh một bé trai. Khi đứa bé chập chững biết đi thì cô sanh đứa thứ hai. Như thế Soreyya trước là cha hai đứa con sanh ở thành Soreyya, nay là mẹ hai đứa nữa sanh ở thành Takkasilà, tất cả là bốn đứa. Một hôm con vị chưởng khố, bạn đồng hành khi xưa của Soreyya, rời thành Soreyya với năm trăm xe đi đến thành Takkasilà. Lúc đó cô Soreyya đứng nơi cửa sổ trên lầu cao nhất trong lâu đài nhìn xuống đường nhận ra anh bạn, liền sai tỳ nữ mời vào căn phòng lớn, tiếp đãi kính trọng như thường lệ.
Khách nói với chủ nhà:
- Thưa bà, tôi chưa hề biết bà nhưng bà đón tiếp tôi quá tốt. Bà biết tôi sao?
Chủ nhà từ tốn:
- Phải ông ạ. Tôi biết ông rất rõ. ông không còn ở trong thành Soreyya à?
- Vâng, thưa bà.
Và bà chủ nhà hỏi thăm sức khỏe cha mẹ vợ con mình lúc trước. Khách trả lời tất cả đều khỏe và chất vấn tiếp:
- Bà biết họ à?
- Vâng ông ạ, tôi biết họ rất rành. Và này ông, họ có một anh con trai, hiện nay không biết ở đâu?
Khách buồn bã kể lại chuyện đau lòng năm xưa, chủ thú thật:
- Này ông, chính tôi là anh ta đấy!
- Thôi đi bà! Bà nói gì lạ thế? Anh ta là bạn thân của tôi, anh ta như một thiên thần trẻ trung, là một người đàn ông.
- Ấy thế đó! Nhưng tôi lại chính là anh ta đấy, hoàn toàn đúng như thế.
- Thế là thế nào?
- Ngày đó, ông có nhớ là đã trong thấy Trưởng Lão Ðại ca-Chiên-diên không?
- Vâng, tôi nhớ là có gặp Ngài.
- Bỗng dưng lúc đó tôi chợt nghĩ phải chi Trưởng lão là vợ mình hoặc vợ mình có được nước da như Trưởng lão. Tức khắc tôi biến thành đàn bà. Tôi liền bỏ chạy một mạch đến xứ này.
- Ồ thật là tai hại! Tại sao anh không nói với tôi? Mà anh đã sám hối không?
- Ngài đang ở gần đây, ngay trong thành này.
- Ngài đến đây ư? Tôi muốn cúng dường vật thực cho Trưởng lão.
- Tốt lắm, hãy chuẩn bị đầy đủ. Tôi sẽ thuyết phục Trưởng lão tha lỗi cho anh.
Rồi người bạn ngày xưa của Soreyya đến chỗ Trưởng lão, đảnh lễ Ngài, cung kính ngồi một bên xin Trưởng lão nhận lời cúng dường ngày mai. Ngài nhận lời. Sáng hôm sau Ngài đến đứng trước cửa nhà. Con của chưởng khố dâng Ngài chỗ ngồi và những thức ăn chọn lọc. Rồi ông dẫn người đàn bà đến phủ phục dưới chân Ngài kể lại tự sự và xin được tha thứ.
Trưởng lão hoan hỷ:
- Tốt lắm, hãy đứng lên. Ta tha thứ cho bà.
Trưởng lão vừa dứt câu, Soreyya lập tức biến trở lại thành đàn ông. Người chồng cũ của Soreyya trấn an anh:
- Bạn thân! Vì anh đã là mẹ trong khi tôi là cha của hai đứa bé này. Chúng thật sự là con của cả hai chúng ta. Vậy chúng ta vẫn tiếp tục sống lại đây. Ðừng khó chịu.
Soreyya:
- Này bạn, tôi trải qua hai lần chuyển hóa trong một đời người. Trước tiên tôi là đàn ông, biến thành phụ nữ giờ trở lại làm đàn ông. Ban đầu tôi là cha của hai đứa bé, mới đây là mẹ của hai đứa nữa. Bạn đừng nghĩ rằng sau khi đã trải qua hai lần chuyển hóa trong một kiếp sống, tôi bằng lòng sống đời tại gia nữa. Tôi sẽ đi tu theo Trưởng lão của tôi. Bổn phận của bạn là nuôi dưỡng hai đứa bé này. Chớ xao lãng.
Nói xong Soreyya hôn hai đứa con, ôm vào lòng và trao lại cho người cha, bước ra khỏi nhà, và trở thành tu sĩ theo Trưởng Lão. Trưởng lão thuận cho anh vào Tăng đoàn, nhận cho anh làm tròn bổn phận, dẫn anh cùng về thành Xá-vệ. Và anh trở thành Trưởng lão Soreyya.
Dân cư trong xứ nghe chuyện rất xúc động và xôn xao, đến hỏi Trưởng lão Soreyya có thật như thế không, và tình cảm dành cho hai đứa con nào mạnh hơn. Trưởng lão trả lời thương hai đứa gọi bằng mẹ hơn. Xong trưởng lão rút lui khỏi đám đông. Khi ngồi thì ngồi một mình, khi đứng thì đứng một mình. Sống độc cư như thế, Ngài quán chiếu về sự hoại diệt, và chúng A-la-hán cùng những thần thông. Kề từ đó có ai hỏi Ngài thương hai đứa bé nào hơn thì Ngài trả lời rằng không đặt tình cảm lên đứa nào cả. Các Tỳ-kheo nghe vậy cho là Ngài nói dối, và thưa chuyện đến Phật. Phật trả lời:
- Các Tỳ-kheo! Ðệ tử ta không nó dối. Tâm đệ tử Ta hoàn toàn chất trực từ khi ông ta thấy đạo. Không có cha mẹ nào có thể mang đến lợi lạc cho mình mà chỉ có tâm hướng về chánh đạo làm được điều tốt đẹp.
Nói xong Phật nói Pháp Cú:
TỪ VỰNG VÀ THÀNH NGỮ ANH-VIỆT
[1] Trú xứ của Thức
[2] Dục giới, sắc giới, vô sắc giới
[3] Tức là quán (vipassana) mới chứng được.
[4] Ðối với các thiền mới chứng
[5] Hướng về 10 pháp bất thiện như sát sanh v.v.
1. Trưởng Lão Meghiya
Tâm hoảng hốt giao động ...
Thế Tôn dạy giáo lý này khi ngụ trên núi Càlikà liên quan đến Tôn giả Meghiya.
Trưởng lão Meghiya bị tam độc tham sân si quấy nhiễu không thể hành thiền tinh tấn trong khu rừng xoài, nên trở về chỗ Thế Tôn.
Thế Tôn dạy ông:
- Meghiya, ông đã phạm một lỗi lớn. Ta đã bảo rằng Ta chỉ một mình, ông nên ở lại đợi đến khi có Tỳ-kheo khác đến hãy đi. Nhưng ông không đếm xỉa đến lời Ta, cứ làm theo ý mình. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên bỏ Ta mà đi khi Ta yêu cầu ở lại. Một Tỳ-kheo không bao giờ nên để tâm ý dẫn dắt như thế. Khi tâm ý giao động, ta phải luôn luôn biết chế ngự.
Và Thế Tôn nói hai câu Pháp Cú sau:
(33) Tâm hoảng hốt giao động,
Khó bộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.
Khó bộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.
(34) Như cá quăng lên bờ,
Vất ra ngoài thủy giới,
Tâm này vùng vẫy mạnh,
Hãy đoạn thế lực ma.
Ngay khi Thế Tôn dứt câu, Trưởng lão Meghiya chứng quả Dự lưu và nhiều người khác chứng Nhị quả và Tam quả.Vất ra ngoài thủy giới,
Tâm này vùng vẫy mạnh,
Hãy đoạn thế lực ma.
2. Người Ðọc Ðược Tâm
Khó nắm giữ, khinh động ...
Ðức Phật dạy câu này khi ở Xá-vệ, liên quan đến một Tỳ-kheo.
Trong xứ của vua Ba-tư-nặc, dưới chân một ngọn núi, có một làng an cư lạc nghiệp tên Màtika. Sau khi nhận đề tài thiền quán từ Phật, một hôm sáu mươi Tỳ-kheo đến làng khất thực. Mẹ của thôn trưởng Màtika trông thấy liền mời các Tỳ-kheo ngồi, dâng cúng cháo đặc nấu thật ngon với gia vị chọn lọc, và hỏi thăm. Biết các Tỳ-kheo tìm một chỗ thích hợp để an cư trong mùa mưa, bà gieo mình xuống chân họ thưa thỉnh:
- Xin chư Tỳ-kheo ở đây an cư trong ba tháng hạ, tôi sẽ tuân giữ Tam quy và Ngũ giới, và sẽ làm tròn bổn phận ngày chay.
Các Tỳ-kheo chấp nhận. Với sự giúp đỡ của bà họ sẽ khỏi lo lắng về ăn uống, và có thể tu chứng giải thoát sanh tử.
Mẹ của Màtika xây cất tinh xá xong, rước các Tỳ-kheo đến ở. Họ nhắc nhở lẫn nhau:
- Chư huynh đệ! Chúng ta không nên sống phóng dật, vì trước mặt chúng ta là tám cửa địa ngục sừng sững luôn rộng mở như cửa nhà chúng ta. Chúng ta đã nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn và đã đến đây. Ân huệ của chư Phật không thể đến với người dối trá, dù hắn có bước theo dấu chân của các Ngài. Chỉ khi nào hành theo ý chư Phật dạy mới được ân huệ của các Ngài. Vì vậy chúng ta phải chú tâm tỉnh giác. Hai Tỳ-kheo không được đứng hay ngồi chung một chỗ. Chúng ta chỉ phải gặp nhau vào buổi chiều để hầu hạ Trưởng lão và sáng sớm trước khi đi khất thực. Những lúc khác, chúng ta không được tụ tập hai người. Nếu có Tỳ-kheo mắc bệnh, hãy đưa ông ta đến trước sân tinh xá và đánh chuông, lúc đó chúng ta sẽ tụ đến lo chữa trị.
Tất cả đều đồng ý.
Một buổi chiều, bà mẹ của Màtika mang bơ, mật mía và những thức ăn khác cùng đám người hầu đến tinh xá. Không thấy bóng dáng các Tỳ-kheo, bà ngạc nhiên hỏi thăm và được biết các Tỳ-kheo đã quy định với nhau như thế, và bà đã được khuyên hãy đánh chuông nếu muốn gặp họ. Khi tiếng chuông vang lên, tưởng rằng có người bị bệnh. Các Tỳ-kheo từ chỗ riêng của mình đến họp trước sân tinh xá, không có hai Tỳ-kheo đến cùng một đường. Bà cư sĩ thấy vậy lại đoán họ cãi nhau, nên đảnh lễ Tăng chúng xong bà liền hỏi thăm:
- Các Ngài đã cãi nhau phải không, chư Tôn giả?
- Không đâu, cư sĩ.
- Thế tại sao khi đến nhà chúng tôi, các Ngài đi chung mà bây giờ mỗi người từ chỗ riêng của mình đến từng người một?
- Cư sĩ! Chúng tôi đang hành thiền ở thất riêng.
- Hành thiền là sao, chư Tôn giả?
- Chúng tôi tu tập ba mươi hai yếu tố của thân, từ đó nhận thức rõ ràng sự hoại diệt nằm trong thân.
- Chư Tôn giả, chỉ có các Ngài mới được phép tu tập, còn chúng tôi có được phép không?
- Pháp tu này không cấm cản ai, cư sĩ ạ!
- Vậy xin chư Tôn giả giảng dạy cho tôi.
- Tốt lắm !
Học xong bà bắt đầu ngay tu tập về ba mươi hai yếu tố của thân. Kết quả là, trước cả các Tỳ-kheo, bà chứng quả A-na-hàm đạt tứ thông và những thần thông khác cao hơn.
Từ niềm an lạc của đạo quả, vì muốn biết lúc nào những đứa con trai của mình (bà quý trọng các Tỳ-kheo và xem họ như con) chứng đạo, bà dùng Thiên nhãn xem xét và thấy rằng họ vẫn còn bị trói buộc trong tham sân si, tuy có hành thiền nhưng vẫn chưa đạt Minh sát tuệ. Bà thắc mắc không biết họ có đủ khả năng chứng A-la-hán không và thấy rằng họ có. Chỗ ở có thích hợp hay không? Thính hợp. Bạn đồng tu có xứng đáng hay không? Có. Thức ăn có đủ hay không? Không đủ.
Từ đó bà cung cấp cho những Tỳ-kheo nhiều loại cháo đặc vớt tất cả thức ăn cứng và mềm, nêm nếm bằng nhiều loại gia vị chọn lọc. Các Tỳ-kheo thọ nhận thức ăn tốt lành, tâm trở nên yên tĩnh, và do tĩnh tâm họ khai mở Minh sát tuệ, chứng A-la-hán cùng những thần thông.
Hết thời gian an cư, hành lễ Tự Tứ xong, các Tỳ-kheo từ giã bà Màtika về thăm Thế Tôn. Bà đưa tiễn một đoạn đường và thỉnh cầu họ mùa an cư năm sau trở lại.
Ðến Xá-vệ, các Tỳ-kheo đảnh lễ thế Tôn và kính cẩn ngồi một bên. Phật hỏi thăm:
- Các Tỳ-kheo Trông các ông có vẽ khỏe mạnh, được bồi dưỡng đầy đủ, không lo lắng về ăn uống.
Các Tỳ-kheo thưa:
- Chúng con được khỏe mạnh, bạch Thế Tôn, được bồi dưỡng đầy đủ và khỏi bận tâm về ăn uống là nhờ mẹ của Màtika biết được tâm ý của chúng con. Bà ta nấu đúng món ăn chúng con nghĩ đến.
Một Tỳ-kheo nghe huynh đệ mình ca ngợi những đặc tính của bà cư sĩ thí chủ, muốn đến nơi đó. Ông nhận đề tài thiền quán từ Thế Tôn và xin đi. Rời Kỳ-viên, ông đến làng Màtika. Bước vào tinh xá, ông khởi nghĩ bà cư sĩ này biết được tâm người khác chắc sẽ hiểu rằng ta đi đường mệt mõi không thể quét dọn được, và chắc chắn bà sẽ cho người tạp dịch. Quả nhiên bà cho người đến. Và cứ thế Tỳ-kheo này nghĩa đến nước uống thì có nước uống, nghĩ đến cháo đặc với nhiều bơ cùng thức ăn ngon liền có ngay, muốn có thức ăn cứng cũng có, thậm chí muốn gặp bà cư sĩ cùng thức ăn mềm nêm nếm với gia vị chọn lọc thì bà đích thân mang tới ngay. Khi ăn xong, Tỳ-kheo hỏi bà:
- Cư sĩ, bà là mẹ Màtika?
- Phải con ạ.
- Bà biết được tâm ý người khác phải không?
- Tại sao con hỏi ta như thế?
- Vì bà đã mang đến cho tôi mọi thứ tôi mong muốn.
- Có nhiều Tỳ-kheo biết được tâm ý người khác con ạ.
- Tôi không hỏi người khác, tôi hỏi bà.
Bà Màtika tránh không xác nhận là mình đọc được tư tưởng người khác, thay vào đó bà bảo:
- Những ai không biết tư tưởng người khác mới làm vậy, con ạ.
Vị Tỳ-kheo cảm thấy bối rối. Ông nghĩ: "Người chưa chứng quả đều có những ý tưởng thầm kín có thể cao qúy hoặc ti tiện. Nếu ta khởi nghĩ một tư tưởng tội lỗi nào, chắc chắn bà ta như đi guốc trong bụng ta, sẽ nắm chóp ta ngay, tóm gọn cả bao lẫn bị như chộp bắt một tên trộm, ôi thôi tai hại! Ba mươi sáu kế chỉ có chuồn đi là tốt nhất."
Ông liền từ giã bà cư sĩ trở về Thế Tôn, và kể lại tự sự. Thế Tôn khuyên:
- Tỳ-kheo, chỉ nơi ấy là nơi ông cần phải ở lại.
- Con không thể, bạch Thế Tôn! Con không muốn ở lại đó nữa.
- Vậy Tỳ-kheo! Ông có canh chừng được một việc duy nhất hay không?
- Nghĩa là gì, bạch Thế Tôn?
- Chỉ canh chừng tâm của ông. Tâm ý rất khó kiểm soát. Ðứng nghĩ thêm việc gì khác, hãy chế ngự tâm mình vì tâm thường chao động.
Và Ngài nói Pháp Cú:
(35) Khó nắm giữ, khinh động,
Theo các dục quay cuồng,
Lành thay, điều phục tâm,
Tâm điều, an lạc đến.
Rồi Thế Tôn dạy Tỳ-kheo hãy tiếp tục trở lại chỗ cũ, và không nên lo nghĩ gì khác ngoài việc canh chừng tâm ý của mình. Bà cư sĩ biết trước Tỳ-kheo sắp trở lại, nên chuẩn bị sẵn thức ăn ngon dâng cúng, và chỉ trong vài ngày ông chứng quả A-la-hán. Nếm được pháp lạc của đạo quả và một lòng biết ơn bà cư sĩ, ông muốn biết xem trong quá khứ bà có từng giúp đỡ mình hay không. Ông nhớ lại được chín mươi chín kiếp trước và thấy bà đã từng là vợ ông, nhưng lại dành tình cảm cho người đàn ông khác, và bà đã khiến ông mất mạng. Thật độc ác làm sao!Theo các dục quay cuồng,
Lành thay, điều phục tâm,
Tâm điều, an lạc đến.
Bà cư sĩ ngồi tại nhà quan sát thấy Tỳ-kheo đã đạt đến cứu cánh đạo quả, và cũng biết là ông đã nhớ lại chín mươi chín kiếp trước và đã biết tâm độc ác của bà trong quá khứ. Bà bèn nhớ lại tới kiếp thứ một trăm bà cũng là vợ ông, và trong hoàn cảnh phải giết chồng, bà đã tha mạng ông. Bà liền bảo vị Tỳ-kheo hãy nhớ đến tiền kiếp xa hơn và quan sát sự việc. Nhờ thiên nhĩ thông, vị Tỳ-kheo nghe được lời bà và làm theo. Ông nhận ra quả bà cư sĩ đã giúp đở ông nhiều. Ông giải đáp cho bà cư sĩ những vấn đề liên quan đế A-la-hán quả. Sau đó, ông nhập Vô dư y Niết-bàn.
3. Một Tỳ Kheo Bất Mãn
Tâm khó thấy, tế nhị ...
Phật dạy câu này khi ngụ tại Kỳ-Viên vì một Tỳ-kheo bất mãn.
Tại Xá-vệ, con của một chưởng khố đến vị Trưởng lão thường khất thực tại nhà mình, xin dạy con đường giải thoát phiền não. Trưởng lão khuyên anh ta hãy bố thí những thứ như thức ăn chia theo phiếu, thức ăn ngày rằm và ba mươi, phòng xá trong mùa mưa đến an cư, y bát và những nhu cầu khác. Ngài còn dạy thêm nên chia tài sản ra làm ba, một phần để làm ăn sinh sống, một phần dành cấp dưỡng cho vợ con và phần thứ ba cúng dường Tam Bảo.
Anh ta thi hành đúng lời dạy, rồi đến gặp lại Trưởng lão, hỏi xem còn phải làm điều gì nữa. Ngài dạy anh tuân giữ Tam quy Ngũ giới. Và anh hỏi tiếp thì được khuyên giữ mười giới, cứ thế anh hoàn tất từ từ việc công đức này đến công đức khác nên được gọi là Anupubla. Anh lại tiếp tục hỏi Trưởng lão và được dạy là nên xuất gia. Lập tức anh từ bỏ thế gian đi tu, và dưới quyền dạy dỗ của một Giáo thọ sư thông thuộc tạng Luận và một Giám luật thông thuộc tạng Luật. Sau khi làm tròn bổn phận anh đến vị Giáo thọ thưa thỉnh và được dạy bảo theo tạng Luận:
- Trong giáo lý Phật đà điều này đúng pháp, điều kia không đúng pháp.
Nếu thưa thỉnh với vị Giám luật thì cũng được dạy bảo theo tạng Luật:
- Trong giáo lý Phật đà điều này chính đáng, điều kia không chính đáng.
Thời gian trôi qua, anh chán nản vì cảm thấy khó nhọc với nhiệm vụ tu sĩ. Anh muốn giải thoát mà giờ đây ngay cả chỗ để duỗi thẳng tay cũng không có. Sống đời cư sĩ có khi cũng được giải thoát phiền não. Vì thế anh có ý định hoàn tục.
Từ đó anh bất mãn và khó chịu trong lòng, thôi không tu tập ba mươi hai yếu tố thân nữa, và cũng không nghe lời dạy bảo nữa. Mặt anh trở nên hốc hác,da dẻ nhăn nheo, nổi gân xanh, mệt nhọc đè nặng, ghẻ chóc đầy người. Những người tu tập và Sa-di hỏi thăm, anh cũng kể thật là đang bất mãn. Họ cho vị Giáo thọ và Giám luật của anh hay, và hai vị này đưa anh đến Thế Tôn. Anh thuật lại tâm tư mình cùng ý định hoàn tục, Phật bảo:
- Tỳ-kheo! Nếu ông chỉ canh chừng được một việc mà thôi, thì khỏi phải cần để ý đến những việc khác.
- Việc đó là gì, thưa Thế Tôn?
- Ông có thể canh chừng tâm ý của ông chăng?
- Dạ được, bạch Thế Tôn.
- Vây thì ông chỉ canh chừng tâm của ông.
Rồi Thế Tôn nói Pháp Cú:
(36) Tâm khó thấy, tế nhị,
Theo các dục cuồng quay,
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ an lạc đến.
Theo các dục cuồng quay,
Người trí phòng hộ tâm,
Tâm hộ an lạc đến.
4. Tăng Hộ Cháu
Chạy xa sống một mình ...
Thế Tôn dạy lời này khi ở Xá-vệ liên quan đến ngài Tăng Hộ (Sangharakkhita).
Thành Xá-vệ có một chàng trai thuộc gia đình khá giả, sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, đã từ bỏ thế gian, được nhận vào Tăng đoàn, làm tròn bổn phận, và chỉ trong mấy ngày đắc quả A-la-hán. Ðó là Trưởng lão Tăng Hộ.
Người em gái út của Trưởng lão sanh bé trai cũng đặt tên là Tăng Hộ, tức Tăng Hộ cháu. Ðến tuổi trưởng thành Tăng Hộ cháu gia nhập Tăng đoàn theo Trưởng lão, và khi làm tròn bổn phận, ông an cư suốt mùa hạ trong tinh xá một làng nọ. Nhận được hai bộ y dành cho Tỳ-kheo mặc trong mùa mưa, một cái dài bảy cubits, một cái dài tám cubits, ông chọn chiếc dài định dâng cúng cho vị thân giáo sư của mình và giữa lại chiếc ngắn, Mãn hạ, ông rời tinh xá về thăm thầy, vừa đi, vừa khất thực. Ðến nơi ông quét dọn, lấy nước rữa chân, sửa soạn chỗ ngồi cho Trưởng lão rồi ngồi ngắm con đường Trưởng lão sẽ đi qua. Ông Trưởng lão đến, ông xá chào, đở y bát và mời ngồi. Rồi ông lấy cây quạt lá cọ quạt cho trưởng lão, dâng nước uống, nước rữa chân, cuối cùng dâng y, đặt dưới chân Trưởng lão thưa:
- Tôn giả! Xin đắp y này!
- Tăng Hộ! Ta đủ y rồi, ông cứ mặc y này đi!
- Bạch Tôn giả, tự lúc nhận y con đã định dâng cho Ngài. Xin Ngài nhận cho.
- Ðừng bận tâm, Tăng Hộ, ta đã đủ y.
- Tôn giả, xin đừng từ chối. Ngài nhận y con sẽ được phước baó lớn.
Dù Tăng Hộ cháu lặp đi lặp lại lời thỉnh cầu nhiều lần, Trưởng lão vẫn từ chối chiếc y tặng. Ông vừa quạt cho Trưởng lão lòng ngỗn ngang trăm mối: "Lúc còn cư sĩ ta là cháu, xuất gia thì cùng ở chung, nhưng Trưởng lão vẫn không muốn với cương vị thầy nhận cho ta cúng dường. Như vậy ta còn ở lại đây tu nữa làm gì, ta nên hoàn tục." Nhưng ông lại lo là không biết trở lại làm gia chủ sẽ sống ra sao. À, ta sẽ bán chiếc y dài tám cubits này để mua một con dê cái. Có dê cái nhiều rồi ta bán dê con, cứ thế túi tiền sẽ to dần, chẳng mấy chốc giàu sang đến nơi. Rồi ta sẽ tìm một cô vợ, vợ ta sẽ sinh cho ta một đứa con. Thế rồi những hình ảnh kế tiếp lần lượt xuất hiện trong đầu ông. Ông và vợ đẩy đứa bé trong xe đi thăm người chú, vừa đi vừa trò chuyện:
- Này, đưa con cho tôi bế một tí nào!
- Lắm chuyện, bế nó làm chi. Ðến đây mà đẩy cái xe này!
Miệng nói tay bế, khốn khổ cô vộ lính quính thế nào làm rớt tọt đứa bé xuống đường ngay dưới bánh xe. Ông ta giận dữ giáng một cây gậy vào lưng cô ta, đồng thời chiến quạt lá cọ cũng bay xuống đầu Trưởng lão. Trưởng lão quán sát và hiểu hết chuyện, bảo:
- Tăng Hộ ! Ông không đánh trúng người đàn bà, nhưng một Trưởng lão già đã làm gì để đáng ăn một gậy?
Vị tăng trẻ hoảng hốt:
- Ôi! Chết ta rồi! Thầy ta đã hiểu biết hết mọi ý nghĩa của ta. Làm sao dám ở lại tu nữa?
Ông ném quạt đi và bỏ chạy. Những người tập tu và Sa-di đuổi theo, bắt ông dẫn đến Phật kể hết mọi chuyện, Phật dạy:
- Tỳ-kheo! Tại sao ông lại phạm lỗi nặng như thế? Ông không phải là đệ tử của một vị Phật có thần lực vô hạn hay sao? Ðã từ bỏ thế gian sống trong Giáo đoàn của Phật, mà ông lại quên không tự điều phục mình hướng đến Sơ quả, Nhị quả, Tam quả hay A-la-hán. Tại sao ông lại phạm lỗi trầm trọng như thế?
- Bạch Thế Tôn, con bất mãn.
- Tại sao ông bất mãn?
Tăng Hộ cháu thuật lại toàn bộ câu chuyện, từ ngày nhận y nơi an cư đến lúc đập quạt lên đầu Trưởng lão, và ông thưa tiếp:
- Bạch Thế Tôn, đó là lý do tại sao con muốn bỏ đi không tu nữa.
Phật dạy:
- Này, Tỳ-kheo! Ðừng bối rối. Tâm thường chạy theo những chuyện dẫn đi rất xa. Ta phải cố gắng thoát khỏi sự trói buộc của tham sân, si.
Và Ngài nói Pháp Cú:
(37) Chạy xa, sống một mình,
Không thân, ẩn hang sâu,
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi ma trói buộc.
Không thân, ẩn hang sâu,
Ai điều phục được tâm,
Thoát khỏi ma trói buộc.
5. Trưởng Lão Tâm Ðược Ðiều Phục
Ai không tâm an trú ...
Lúc ngụ tại Xá-vệ, Phật đã dạy Trưởng lão Cittahattha, người-bị- tâm-sai-sử câu kệ trên.
Một chàng trai thuộc gia đình khả kính sống ở Xá-vệ vào rừng kiếm con bò bị lạc. Giữa trưa anh tìm thấy và đưa nó về bầy. Nhưng đói khát quá, anh vào tinh xá gặp các Tỳ-kheo cúi chào và đứng cung kính một bên. Thấy anh quá kiệt sức, các Tỳ-kheo chỉ thức ăn thừa trong bình, bảo anh lấy ăn (khi Phật còn hiện đời luôn luôn có cháo được cùng dường dồi dào cùng với nhiều thứ nước sốt và cà ri). Chàng trai ăn uống no nê xong rửa tay, chào các Tỳ-kheo và hỏi:
- Chư Tôn giả! Chắc hôm nay nhà nào mới thỉnh các Ngài?
- Không cư sĩ ạ! Các Tỳ-kheo thường xuyên nhận được thức ăn như thế.
Chàng trai thấy rằng dù làm lụng tích cực vất vả liên tục ngày và đêm cũng không bao giờ được chaó ngon như vậy. Trong khi các Tỳ-kheo, theo lời họ, vẫn được ăn liên miên. Thế tại sao ta cứ sống đời cư sĩ ? Ta sẽ xuất gia. Anh đến các Tỳ-kheo xin và được nhận vào Tăng đoàn. Sau khi làm tròn bổn phận chính và phụ chỉ trong vài ngày được chia phần trong số phẩm vật cúng dừơng, anh tròn trịa và phương phi hẵn ra, nhưng rồi anh hết thích đời sống khất thực nên hoàn tục. Trở về nhà làm việc chỉ vài ngày thân hình anh lại tiều tụy. Anh lại xuất gia, rồi bất mãn, rồi lại về nhà. Thời gian ở chung, anh hay giúp đở các Tỳ-kheo nên về nhà rồi xin tu trở lại, họ nghĩ tình chấp nhận. Cứ như thế anh ra vào đến sáu lần liên tiếp. Các Tỳ-kheo đặt tên anh là Cittahattha, tức người bị tâm sai sử.
Ra vào lui tới như thế, vợ anh mang thai. Lần thứ bảy anh từ rừng trở về mang theo nông cụ. Cất nông cụ xong anh bước vào phòng, lòng phân vân ray rứt muốn khoác y trở lại. Bấy giờ vợ anh đang ngủ, quần áo trong tuột ra, nước miếng nhễ nhại, miệng mở toang hoác, ngáy vang trời, trông chẳng khác nào một tử thi trương phình lên. Anh thấy rõ trong thế gian này tất cả đều vô thường và khổ não. Liền đó anh nhận ra suốt thời gian đi tu chỉ vì nghĩ đến cô ta mà anh thối tâm nản chí. Tay nắm viền chiếc y vàng vừa anh quấn vào bụng vừa chạy ra khỏi nhà.
Mẹ vợ anh chợt thấy anh phóng vụt qua, kêu lên thất thanh, nhưng anh chẳng thèm nghe, một mực chạy thẳng. Bà chỉ còn biết lầm bầm:
- Cái gã phản bội này, vừa mới từ rừng về, lại bỏ nhà, mình quấn y mà chạy vào tinh xá. Thế là sao?
Bước vào nhà thấy con gái nằm ngủ, bà hiểu ngay lý do. Bà lay con gái dậy mắng:
- Dậy đi, đồ phù thủy! Chồng mày thấy mày nằm ngủ, nó gớm ghiếc quá nên bỏ đi rồi. Mày không còn chồng nữa kể tù đây!
Cô gái dịu mắt, giọng lè nhè:
- Ði đi, mẹ! Anh ta đi hay ở có gì quan trọng đâu! Vài bữa nữa anh ta lại về.
Trên đường, Cittahattha ôn đi ôn lại câu "Các pháp trong thế gian đều vô thường, trói buộc trong đau khổ", và anh chứng quả Dự lưu. Ðến gặp các Tỳ-kheo anh cúi chào và xin vào Tăng đoàn. Lần này anh bị từ chối quyết liệt:
- Không! Chúng tôi không thể nhận anh. Tại sao anh đi tu nữa? Ðầu anh cứng như cục đá mài.
Anh khẩn khoản:
- Chư Tôn giả! Hãy nhận con vào Tăng đoàn một lần nữa thôi!
Và chỉ sau vài ngày ông chứng quả A-la-hán cùng các thần thông. Các Tỳ-kheo không hiểu tại sao lần này ông ở lâu, được các ông giải thích là trước đây ông còn quyến luyến thế gian nên rời bỏ Tăng đoàn, nay đã cắt hết mọi trói buộc nên không bỏ đi nữa. Các Tỳ-kheo không tin, thưa lại với Thế Tôn câu chuyện. Phật bảo:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Ðệ tử của Ta khi tâm không kiên định, khi không biết pháp lành thì đi tu cứ hay về nhà. Nhưng bây giờ ông ta đã buông bỏ cả thiện và ác.
Và Ngài nói Pháp Cú:
(38) Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ không viên thành.
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ không viên thành.
(39) Tâm không đầy tràn dục
Tâm không (bận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.
Một hôm các Tỳ-kheo lại bàn tán về Tỳ-kheo đi tu bảy lần và hoàn tục bẩy lần, cũng vì tham dục xấu xa tại hại ghê gớm. Phật vào Pháp đường ngồi xuống Phật tòa, nghe thế liền dạy:Tâm không (bận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.
- Quả vậy các Tỳ-kheo! Tham dục xấu xa rất là tai hại. Giả sử mấy thứ tham dục ấy có hình dạng cụ thể để ta đem bỏ đâu, thì một thế giới cũng còn quá nhỏ, cõi trời Ðại Phạm cũng còn quá thấp, không chứa nổi chúng. Ta không thể đắt chúng vào đâu cả. Ngay một người trí tuệ và dòng dõi cao qúy như Ta cũng bị chúng áp đảo nữa. Thử hỏi ai có thể tả được ảnh hưởng của nó? Trong một tiền kiếp, chỉ vì một xị đậu giống và cái cuốc cùn mà Ta đã đi tu và ra đời sáu lần liên tiếp.
Các Tỳ-kheo hỏi:
- Chuyện đó xảy ra hồi nào, Bạch Thế Tôn?
- Các ông muốn nghe sao? Ðó là:
Chuyện quá khứ
Kuddàla Và Cái Cuốc
Ngày xưa, thời Phạm-ma-đạt cai trị Ba-la-nại, có một người thiện trí tên Kuddàla, có nghĩa là "vị Thánh Cuốc"
Ông là một tu sĩ ngoại đạo đã sống tám tháng trong Hy-mã-lạp-sơn. Một đêm vào mùa mưa, thấy mặt đất ẩm ướt ông nhớ đến ở nhà còn một chai đậu giống. Sợ giống hư ông trở lại thế gian lấy cuốc dọn một miếng đất nhỏ, tỉa đậu và rào chung quanh. Ðậu già, ông hái xuống, để một số trong chai làm trái giống, phần còn lại thì ăn. Nhưng chẳng bao lâu ông lại chán cuộc sống thế gian, vào núi tu suốt tám tháng. Cứ như thế, chỉ vì chai đậu giống và cái cuốc cùn, ông đi tu đến bảy lần.
Lần thứ bảy, ông chợt nghiệm ra rằng chỉ vì cây cuốc cùn này mà phải đi tu rồi lại hoàn tục mãi nên quyết định ném bỏ nó, luôn cả chai đậu giống. Ông đến bờ sông Hằng buộc cái chai đậu giống trong một miếng vải buộc vào cán cuốc, tay nắm chạt đầu cuốc, nhắm mắt lại, quay cuốc ba vòng trên đầu rồi ném xuống sông. Ông cố tình làn như thế để đừng thấy chỗ cuốc rơi, sợ sau này động tâm lại xuống sông vớt lên. Và ông la lớn ba lần lớn:
- Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!
Lúc bấy giờ vua Ba-la-nại vừa trở về sau cuộc dẹp loạn ở biên giới, cắm trại bên bờ sông Hằng và xuống sông tắm. Chợt nghe tiếng Kuddàla vang lên liền hỏi:
- Chỉ có ta vừa mới hạ được kẻ thù mới gọi là chiến thắng, còn ngươi cũng xưng chiến thắng, nghĩa là sao?
Kuddàla đáp:
- Ngài đã chiến thắng bọn giặc cướp ở bên ngoài. Chiến thắng của Ngài có thể sẽ bị thua trở lại. Còn tôi đã chiến thắng một kẻ thù ở bên trong, kẻ cướp tên là Tham Dục. Hắn sẽ không bao giờ thắng tôi được nữa. Chiến thắng được hắn mới thực sự là chiến thắng.
Rồi ông đọc bài kệ sau:
Chiến thắng không thực sự.
Khi bị thua trở lại.
Chiến thắng là thật sự.
Khi chẳng còn bị bại.
Cùng lúc ấy, do nhìn sông Hằng và quán tưởng về yếu tố nước, ông đạt thần thông. Ông bay lên trời, ngồi kiết già trong hư không.Khi bị thua trở lại.
Chiến thắng là thật sự.
Khi chẳng còn bị bại.
Nhà vua sau khi nghe bài thuyết của Bồ-tát Kuddaala liền đảnh lễ Ngài, xin được nhận làm tu sĩ. Vua cùng toàn quân đông dài khoảng một dặm đường đều đi tu. Vua nước láng giềng nghe tin muốn đánh chiếm vương quốc Ba-la-nại, nhưng khi thấy thành quách thịnh vượng đó trống không, mới hiểu rằng một vị vua từ bỏ một kinh thành tráng lệ như thế để đi tu chắc chắn là không phải muốn bị trói buộc. Vua bèn đảnh lễ Bồ-tát xin được đi tu với đoàn tùy tùng của mình. cứ như thế bảy vị vua lần lượt đi tu. Cùng với hội chúng đông đảo đó, Bố-tát Kuddaala sống đời Phạm hạnh và sanh lên cõi trời Ðại phạm.
Thế Tôn kết luận:
- Các Tỳ-kheo! Lúc đó Ta là Kuddàla. Hãy học từ chuyện này để biết tham dục nguy hiểm trầm trọng đến mức nào.
6. Tỳ Kheo Và Thần Cây
Biết thân như đồ gốm ...
Thế Tôn đã dạy như thế khi ngụ tại Xá-vệ, liên quan đến các Tỳ-kheo khai mở Minh-sát-tuệ.
Tại Xá-vệ có năm trăm Tỳ-kheo nhận từ Phật để mục thiền quán hướng đến quả vị A-la-hán. Với ý định hết lòng hành thiền, họ đi xa một trăm dặm đến một làng rộng lớn. Dân làng dâng chỗ ngồi, cúng cháo ngon và các loại thức ăn khác, và khi biết các Tỳ-kheo cần chỗ ở thích hợp, liền mời thỉnh ở lại suốt ba tháng, nghĩ rằng dưới sự chỉ dạy của các Ngài họ sẽ có nơi vững vàng để thọ Tam quy Ngũ giới. Các Tỳ-kheo ưng thuận và được chỉ đến khu rừng lớn kế cận.
Kể từ đó những vị thần đức hạnh trong rừng lo lắng không dám để vợ con trèo lên cây trú ngụ. Họ tuột hết xuống đất, chưa biết tính sao, cứ đoán già đoán non là nếu các Tỳ-kheo ngồi dưới cội cây đêm nay thì sáng mai họ sẽ rời khỏi rừng. Nhưng ngày kế, sau khi khất thực trong làng các Tỳ-kheo lại trở về khu rừng cũ. Thần cây lại hy vọng nếu bây giờ các Tỳ-kheo chưa đi thì ngày mai có người thỉnh cúng chắc sẽ đi. Nhưng ngày qua ngày chẳng có gì thay đổi, thần cây và vợ con rất khổ sở vì phải ở dưới đất hết nữa tháng. Vì nghi các tỳ-kheo có thể sẽ ở lại đến ba tháng, họ tính kế đuổi các Tỳ-kheo đi. Họ biến hóa cho các Tỳ-kheo thấy những chiếc đầu không thân, những thân mình không đầu và cho nghe tiếng yêu quái. Ðồng thời các Tỳ-kheo phiền não vì hắt hơi, ho và những bệnh tật khác nữa, nên quyết định rời khu rừng trở về chỗ của Phật. Sau khi đảnh lễ Phật, cung kính ngồi xuống một bên và được Phật hỏi, các Tỳ-kheo thưa:
- Bạch Thế Tôn, nhiều việc đáng sợ đã xuất hiện trước mặt chúng con, Chỗ đó thật khó ở, chúng con phải quyết định ra di.
Phật dạy:
- Các Tỳ-kheo, các ông nên trở về ở lại chính ngay chỗ đó mới tốt.
- Chúng con không dám, bạch Thế Tôn.
- Các Tỳ-kheo, lần đầu đến đó các ông không đem theo vũ khí. Bây giờ các ông phải đem theo vũ khí.
- Vũ khí gì, bạch Thế Tôn?
- Ta sẽ cho.
Và Ngài đọc toàn bộ kinh Từ Bi, bắt đầu là người muốn tìm lợi ích tinh thần cho mình, tức là muốn đạt đến cõi tịch tĩnh an lạc, cần phải lương thiện, chánh trực, hiền lành, hoà nhã và không tự cao tự đại. Ngài dạy tiếp:
- Các Tỳ-kheo, hãy tụng đọc kinh này trong rừng, bên ngoài ngôi tinh xá ẩn tu, thì các ông sẽ vào được tinh xá.
Các Tỳ-kheo vâng theo, đảnh lễ Thế tôn rồi ra đi. Ðến bên ngoài nơi ẩn tu, họ đồng loạt tụng bài kinh và vào chỗ cư ngụ. Kết quả, những vị thần khắp khu rừng đều có cảm tình thân thiện với các Tỳ-kheo. Họ đến gặp các Ngài, xin cho đỡ y bát, dâng nước rửa tay chân, bố trí canh gác bảo vệ khắp nơi và cùng ngồi chung với các Tỳ-kheo. Không còn nghe tiếng ma quái, tâm các Tỳ-kheo trở nên yên tĩnh. Tọa thiền dù đêm dù ngày, các Tỳ-kheo đều cố gắng đạt Minh sát tuệ. Họ chuyên tâm thiền quán về tính hoại diệt ngay trong thân mình: "Thân này mỏng manh, không bền, như chiếc bình gốm." Cuối cùng các Tỳ-kheo khai mở Minh sát tuệ.
Ðức Thế Tôn ngồi ở hương thất biết như thế liền dạy:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Thần này mỏng manh không bền, giống như chiếc bình gốm.
Rồi vẫn ngồi ở hương thất cách các Tỳ-kheo một trăm dặm, Ngài phóng quang ảnh, hiện đến trước mặt các Tỳ-kheo, thân phát hào quang sáu màu rực rỡ và dạy Pháp Cú:
(40) Biết thân như đồ gốm,
Trú tâm như thành trì,
Chống ma với gươm trí,
Giữ chiến thắng không tham.
Trú tâm như thành trì,
Chống ma với gươm trí,
Giữ chiến thắng không tham.
7. Vì Bạo Ác Nổi Mụn Nhọt
Không bao lâu thân này ...
Ðức Phật dạy câu trên lúc ở Xá-vệ liên quan đến Trưởng lão Pùtigatta Tissa.
Một chàng trai sống ở Xá-vệ, nghe Phật thuyết pháp liền hướng tâm về đạo, xin được xuất gia vào Tăng đoàn, khi thành Tỳ-kheo được gọi là Trưởng lão Tissa. Thời gian sau, mụn nhọt bỗng nổi lên khắp người ông. Trước tiên là những mụt mủ không lớn hơn hột cải, rồi tăng dần bằng hột đậu tây, đậu Hà Lan, hạt táo,và bằng trái "vilva". Cuối cùng mụn nhọt vỡ ra và toàn thân trưởng lão lở loét, vì thế Ngài có tên là Pùtigatta tissa. Về sau xương Ngài bắt đầu hư thối, không ai muốn săn sóc Ngài. Y trong và ngoài của Ngài bị dính máu khô nhìn như bánh lưới. Bạn cùng liêu không thể săn sóc nên đuổi Ngài ra khỏi liêu, để nằm dưới đất chẳng ai giúp đỡ.
Ðức Phật không bao giờ quên quan sát thế gian mỗi ngày hai lần, bình minh và chiều đến. Ngài nhìn từ chân trời đến hương thất không thiếu sót, và thấy Trưởng lão Tissa. Biết rằng ông sắp chứng A-la-hán và không còn ai nương tựa ngoài Phật, Thế tôn từ hương thất đi một vòng tinh xá đến nhà bếp. Ngài rửa nồi nước đặt lên lò than và đợi. Khi nước đã nóng Ngài đến nắm lấy chân giường tissa.
Lúc đó các Tỳ-kheo thưa với Phật:
- Xin Thế Tôn đi trước, chúng con sẽ khiêng ông ta đến nhà bếp.
Thế Tôn bảo mang đến một cái chậu và đổ nước nóng vào. Ngài bảo các Tỳ-kheo cởi ngoại y của Tissa, giặt bằng nước nóng cho thật sạch rồi phơi khô dưới ánh nắng. Sau đó, Ngài dùng nước nóng lau mình, kỳ cọ và tắm nắng. Tắm xong thì ngoại y của ông cũng vừa khô. Thế Tôn sai mặc ngoại y cho ông và bảo lấy nội y giặt nước nóng và vừa khô. Khi người ông đã khô ráo thì nội y cũng vừa khô. Ðược mặc y vàng làm nội y và một cái khác làm ngoại y Tissa nằm xuống giường, thân khỏa khắn và tâm an tĩnh. Thế Tôn đứng nơi đầu giường bảo ông:
- Tỳ-kheo, thần thức sắp rời ông, chẳng bao lâu thân ông sẽ thành vô dụng như khúc gỗ nằm lăn trên đất.
Và Ngài đọc Pháp Cú:
(41) Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.
Cuối Bài kệ Trưởng lạo Pùtigatta Tissa chứng A-la-hán và nhập Niết-bàn. Thế Tôn cho tiến hành lễ Trà-Tỳ, lấy xá-lợi và xây bảo tháp thờ phụng.Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.
Các Tỳ-kheo thắc mắc hỏi Thế Tôn:
- Bạch Thế tôn! Trưởng lão Tissa tái sanh về đâu?
- Ông ta nhập Niết-bàn.
- Bạch thế tôn! một Tỳ-kheo sắp chứng A-la-hán tại sao thân còn bệnh như thế, xương ung thối? Hành nghiệp kiếp trước của ông như thế nào mà ông chứng được A-la-hán?
- Các Tỳ-kheo, mọi việc xảy ra đều do hành nghiệp kiếp trước.
- Ông ta đã làm gì, thưa Thế Tôn?
- Các Ông hãy lắng nghe:
Chuyện quá khứ:
Người Bẫy Chim Bạo Ác.
Trong thời Phật Ca-diếp, trưởng lão Tissa là người bẫy chim. Ông bắt được rất nhiều chim, đa số mang vào hoàng cung hoặc mang đi bán. Nếu giết chim đi và cất lại quá lâu không đem bán thì thịt chim sẽ hư thối, và để giữ chim khỏi bay mất ông thường bẻ xương chân và xương cánh của chúng, dồn đống chúng lại một chỗ để đem ra bán ngày hôm sau. Nếu bẫy được quá nhiều, ông cũng đánh chén vài con.
Một hôm thức ăn nấu chín thơm phức vừa dọn lên, có một vị A-la-hán dừng chân trước cửa nhà ông khất thực. Ông bỗng thấy lòng thanh thản, thầm nghĩ mình đã giết hại và thịt nhiều sinh mạnh nên muốn cúng dường Ngài. Và ông đỡ bình bát, bỏ đầy những món ăn thơm, năm vóc gieo xuống đất, đảnh lễ về thưa:
- Tôn giả! Xin cho con được vào quả vị cao nhất mà Ngài đã chứng.
Trưởng lão hồi hướng công đức cho ông sẽ được như vậy.
Các Tỳ-kheo, do công đức đã làm này, phước báo đã đến với ông như thế. Vì ông đã bẻ chân chim nên tứ chi ông bệnh hoạn và xương ông ung thối. Vì ông cúng dường thức ăn ngon cho A-la-hán nên ông chứng quả A-la-hán.
8. Nanda Chăn Bò
Kẻ thù hại kẻ thù...
Ðức Phật lúc ngụ tại Kosala đã dạy cho Nanda người chăn bò giáo lý này.
Trưởng giả Cấp-cô-độc ở Xá-vệ có người chăn bò tên Nanda. Ông giàu có, tài sản dư dả, nhiều thú vui. Người ta nói, giống như nhà ẩn sĩ bện tóc Kennigan xuất gia làm đạo sĩ. Nanda chăn bò và quản lý tài sản cho vua để giữ vững tài sản riêng của mình. Nhiều lần Nandađem năm sản phẩm lấy từ bò đến nhà ông Cấp-cô-độc, gặp đức Ðạo sư, nghe pháp và thỉnh Ðạo sư đến nhà riêng. Phật không nhận lời ngay mà chờ đến khi trí huệ củaNanda chìn muồi. Khi đó Phật cùng chúng Tỳ-kheo đi khất thực. Ðến gần nhà Nanda, Ngài và chư Tăng ngồi xuống dưới một cội cây.
Nanda đến đảnh lễ Thế tôn, chào hỏi thân tình và thỉnh Thế Tôn cho phép ông cúng dường cả Tăng chúng trong bảy ngày vời năm thực phẩm chọn lọc từ bò. Ngày cuối tuần cúng dường, Thế Tôn hồi hướng công đức cho ông và giảng thêm những bài pháp về bố thí cúng dường. Cuối thời pháp, Nanda người chăn bò chứng quả Dự Lựu. Sau đó ông cầm binh bát cho Thế Tôn, đưa tiễn một dặm đường, đến khi Phật bảo dừng ông mới trở lui về nhà.
Trên đường đi, Nanda bị một thợ săn bắn tên chết. Các Tỳ-kheo trên đường trở về, thấy vậy bèn đến gặp thế tôn thưa hỏi:
- Bạch Thế Tôn! Vì Ngài đến đó, Nanda đã cúng dường nhiều thực phẩm, tiễn Ngài một đoạn đường và bị giết khi trở về. Nếu Ngài không đến đó thì ông ta không chết.
Phật đáp:
- Các Tỳ-kheo! Dù ta có đến hay không, dù Nanda có đi bốn phương Tám hướng, ông ta cũng không tránh khỏi cái chết. Bởi vì một khi giặc cướp hay kẻ thù không làm hại chúng sanh trong cõi đời này được, thì chính cái tâm hư hỏng, tà vạy của họ có thể hại họ được vậy.
Và Phật nói kệ sau:
(42) Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân
Vì các Tỳ-kheo không hỏi Nanda đã làm gì trong kiếp trước nên Phật không nói đến.Oan gia hại oan gia,
không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân
9. Vừa Là Cha Vừa Là Mẹ
Ðiều mẹ cha, bà con...
Thế Tôn dạy câu trên khi ngài ngụ tại Kỳ viên trong Thành Xá-vệ, cho vị chưởng khố, tức trưởng lão Soreyya. Chuyện bắt đầu tại thành Soreyya và kết thúc ở Xá-vệ.
Khi bậc Chánh Ðẳng Giác ngụ tại Xá-vệ, thì ở thành Soreyya con của vị chưởng khố tên Soreyya, ngồi trên xe kiệu với một người bạn thân và đám tùy tùng đông đảo, ra ngoài thành đi tắm. Họ gặp trưởng lão Ðại ca-chiên-diên đang đắp đại y trước khi vào thành khất thực. Thân thể vàng óng của trưởng lão đập vào mắt Soreyya khiến anh không khỏi buột miệng: "Ồ! phải chi Trưởng lão này là vợ ta! Hoặc giả vợ ta có nước da được như thế!" Ý muốn vừa dấy khởi thì anh biến thành đàn bà. Bối rối và hổ thẹn, anh bước xuống xe và vụt bỏ chạy. Những người đi theo không biết việc gì xảy ra nhao nhao lên:
- Thế nghĩa là gì? Thế nghĩa là gì?
Soreyya mang thân phụ nữ bỏ đi về phía Takkasilà. Người bạn chung xe kiếm anh khắp nơi không thấy. Tắm xong mọi người về nhà. Họ lắp bắp trả lời với cha mẹ anh là anh đã về trước. Ðến phiên cha mẹ anh đi tìm khắp nơi vẫn không thấy, hai ông bà khóc lóc than van; cuối cùng cho là anh đã chết, họ làm đám tang.
Soreyya, bấy giờ là phụ nữ gặp đoàn thương buôn cùng hướng về Takkasilà, bèn theo sát xe ông trưởng đoàn. Trong đoàn chú ý đến cô, và thắc mắc không biết cô là con cái nhà ai. Cô bảo họ cứ đi xe còn cô đi bộ theo. Ði hết một đoạn đường dài, cô lo lót họ với chiếc nhẫn làm quà để xin một chỗ ngồi trên xe. Họ nghĩ, đến con trai chưởng khố thành Xá-vệ chưa có vợ, và muốn làm mai cho cô, mong được quà cáp hậu hỷ. Thấy cô hợp tuổi mình và quá đẹp, anh ta bằng lòng cưới cô.
(Ai cũng phải trải qua thân phận khi làm đàn ông, khi làm đàn bà. Như ngài A-nan, người đầy đủ đức tính toán hảo trong trăm ngàn kiếp, và là một Ðại đệ tử, đã từng là thợ rèn ở một kiếp trong vòng luân hồi, phạm tội với vợ người khác bị đọa địa ngục, và sau đó vì quả báo của hành động xấu chưa hết, Ngài phải trải qua mười bốn kiếp làm vợ người khác cộng thêm bảy kiếp nữa mới dứt nghiệp. Mặt khác, không muốn làm đàn bà nữa, và lập nghiệp được tái sanh làm đàn ông, sẽ được như ý. Ngoài ra, những đàn bà vợ cư xử tốt với chồng sẽ tái sanh làm đàn ông. Nhưng Soreyya đã dại dột mơ tưởng tới Trưởng lão, nên ngay trong kiếp này đã biến thành đàn bà).
Cô Soreyya có thai và sau mười tháng sanh một bé trai. Khi đứa bé chập chững biết đi thì cô sanh đứa thứ hai. Như thế Soreyya trước là cha hai đứa con sanh ở thành Soreyya, nay là mẹ hai đứa nữa sanh ở thành Takkasilà, tất cả là bốn đứa. Một hôm con vị chưởng khố, bạn đồng hành khi xưa của Soreyya, rời thành Soreyya với năm trăm xe đi đến thành Takkasilà. Lúc đó cô Soreyya đứng nơi cửa sổ trên lầu cao nhất trong lâu đài nhìn xuống đường nhận ra anh bạn, liền sai tỳ nữ mời vào căn phòng lớn, tiếp đãi kính trọng như thường lệ.
Khách nói với chủ nhà:
- Thưa bà, tôi chưa hề biết bà nhưng bà đón tiếp tôi quá tốt. Bà biết tôi sao?
Chủ nhà từ tốn:
- Phải ông ạ. Tôi biết ông rất rõ. ông không còn ở trong thành Soreyya à?
- Vâng, thưa bà.
Và bà chủ nhà hỏi thăm sức khỏe cha mẹ vợ con mình lúc trước. Khách trả lời tất cả đều khỏe và chất vấn tiếp:
- Bà biết họ à?
- Vâng ông ạ, tôi biết họ rất rành. Và này ông, họ có một anh con trai, hiện nay không biết ở đâu?
Khách buồn bã kể lại chuyện đau lòng năm xưa, chủ thú thật:
- Này ông, chính tôi là anh ta đấy!
- Thôi đi bà! Bà nói gì lạ thế? Anh ta là bạn thân của tôi, anh ta như một thiên thần trẻ trung, là một người đàn ông.
- Ấy thế đó! Nhưng tôi lại chính là anh ta đấy, hoàn toàn đúng như thế.
- Thế là thế nào?
- Ngày đó, ông có nhớ là đã trong thấy Trưởng Lão Ðại ca-Chiên-diên không?
- Vâng, tôi nhớ là có gặp Ngài.
- Bỗng dưng lúc đó tôi chợt nghĩ phải chi Trưởng lão là vợ mình hoặc vợ mình có được nước da như Trưởng lão. Tức khắc tôi biến thành đàn bà. Tôi liền bỏ chạy một mạch đến xứ này.
- Ồ thật là tai hại! Tại sao anh không nói với tôi? Mà anh đã sám hối không?
- Ngài đang ở gần đây, ngay trong thành này.
- Ngài đến đây ư? Tôi muốn cúng dường vật thực cho Trưởng lão.
- Tốt lắm, hãy chuẩn bị đầy đủ. Tôi sẽ thuyết phục Trưởng lão tha lỗi cho anh.
Rồi người bạn ngày xưa của Soreyya đến chỗ Trưởng lão, đảnh lễ Ngài, cung kính ngồi một bên xin Trưởng lão nhận lời cúng dường ngày mai. Ngài nhận lời. Sáng hôm sau Ngài đến đứng trước cửa nhà. Con của chưởng khố dâng Ngài chỗ ngồi và những thức ăn chọn lọc. Rồi ông dẫn người đàn bà đến phủ phục dưới chân Ngài kể lại tự sự và xin được tha thứ.
Trưởng lão hoan hỷ:
- Tốt lắm, hãy đứng lên. Ta tha thứ cho bà.
Trưởng lão vừa dứt câu, Soreyya lập tức biến trở lại thành đàn ông. Người chồng cũ của Soreyya trấn an anh:
- Bạn thân! Vì anh đã là mẹ trong khi tôi là cha của hai đứa bé này. Chúng thật sự là con của cả hai chúng ta. Vậy chúng ta vẫn tiếp tục sống lại đây. Ðừng khó chịu.
Soreyya:
- Này bạn, tôi trải qua hai lần chuyển hóa trong một đời người. Trước tiên tôi là đàn ông, biến thành phụ nữ giờ trở lại làm đàn ông. Ban đầu tôi là cha của hai đứa bé, mới đây là mẹ của hai đứa nữa. Bạn đừng nghĩ rằng sau khi đã trải qua hai lần chuyển hóa trong một kiếp sống, tôi bằng lòng sống đời tại gia nữa. Tôi sẽ đi tu theo Trưởng lão của tôi. Bổn phận của bạn là nuôi dưỡng hai đứa bé này. Chớ xao lãng.
Nói xong Soreyya hôn hai đứa con, ôm vào lòng và trao lại cho người cha, bước ra khỏi nhà, và trở thành tu sĩ theo Trưởng Lão. Trưởng lão thuận cho anh vào Tăng đoàn, nhận cho anh làm tròn bổn phận, dẫn anh cùng về thành Xá-vệ. Và anh trở thành Trưởng lão Soreyya.
Dân cư trong xứ nghe chuyện rất xúc động và xôn xao, đến hỏi Trưởng lão Soreyya có thật như thế không, và tình cảm dành cho hai đứa con nào mạnh hơn. Trưởng lão trả lời thương hai đứa gọi bằng mẹ hơn. Xong trưởng lão rút lui khỏi đám đông. Khi ngồi thì ngồi một mình, khi đứng thì đứng một mình. Sống độc cư như thế, Ngài quán chiếu về sự hoại diệt, và chúng A-la-hán cùng những thần thông. Kề từ đó có ai hỏi Ngài thương hai đứa bé nào hơn thì Ngài trả lời rằng không đặt tình cảm lên đứa nào cả. Các Tỳ-kheo nghe vậy cho là Ngài nói dối, và thưa chuyện đến Phật. Phật trả lời:
- Các Tỳ-kheo! Ðệ tử ta không nó dối. Tâm đệ tử Ta hoàn toàn chất trực từ khi ông ta thấy đạo. Không có cha mẹ nào có thể mang đến lợi lạc cho mình mà chỉ có tâm hướng về chánh đạo làm được điều tốt đẹp.
Nói xong Phật nói Pháp Cú:
(43) Ðiều mẹ cha, bà con,
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được,
Làm được tốt đẹp hơn.
Không có thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được,
Làm được tốt đẹp hơn.
(a): adjective; (adv): adverb; (conj): conjunction;
(n): noun; (prep): preposition; (v): verb
Verse - kệ 33
Flickering (a) : Lập lòe, lung linh, chớp sáng chớp tối.Verse - Kệ 34
Fickle (a) : Dao động, hay thay đổi.
Straighten (v) : Làm cho ngay thẳng.
Fletcher (n) : Người vót tên, thợ làm tên.
Arrow (n) : Mũi tên.
Draw (v) : Lôi kéo.Verse - Kệ 35
Watery (a) : Ðẫm nước, sũng nước.
Abode (n) : Nơi trú ngụ.
Thow (v) : Ném, quăng, liệng.
Land (n) : Ðất liền, bãi đất trống.
Flutter (v) : Run rẩy , xao xuyến.
Hence (adv) : Do đó, vì thế.
Passion (n) : sự đam mê.
Shun (v) : Tránh, xa lánh.
Check (v) : Kiểm tra.Verse - Kệ 36
Flit (v) : Bay vụt qua, thoáng qua.
Wherever (adv) : Bất cứ nơi nào.
Thereof : Từ đó.
To be conducive to : Có lợi cho, đưa đến.
Perceive (v) : Thấy, hiểu, nhận thức.Verse - Kệ 37
Extremely (adv) : Vô cùng, cực đoan, thái cực.
Subtle (a) : vi tế, tinh tế, tế nhị.
Fare (v) : Ði du lịch.Verse - Kệ 38
Wander (v) : Ði lang thang.
Alone (a, adv) : Một mình, cô độc.
Bodiless (a) : vô tướng.
Lie (v) : Nằm.
Cave (n) : Hang động.
Subdue : Chế ngự, hàng phục, điều phục.
Steadfast (a) : Vững chắc, kiên định, an định.Verse - Kệ 39
Noble (a) : Quí phái, cao thượng, tôn trọng.
Doctrine (n) : Học thuyết, chủ nghĩa.
Noble Doctrine : Chánh pháp, Diệu pháp.
Faith (n) : Niềm tin.
Waver (v) : Lung lay, dao động, gia giảm
Perfect (a) : Hoàn hảo.
Wet (v) : Làm ướt, thấm nước.Verse - Kệ 40
Lust (a) : Ái dục, sự khao khát.
Affect (v) : Tác động, ảnh hưởng đến.
Discard (v) : Loại bỏ, từ bỏ.
Vigilant (a) : Cảnh giác, tỉnh giác cao độ.
Fragile (a) : Dễ vỡ, mỏng manh.Verse - Kệ 41
Jar (n) : Lọ, bình, nồi đất.
Estabish (v) : Thiết lập, thành lập.
Firm (a) : Vững chắc, bền vững, cứng cỏi.
Fortified (a) : Vững chắc, kiên cố.
Attack (v) : Tấn công, công kích.
Weapon (n) : Vũ khí.
Conquest (n) : Sự chinh phục.
Attachment (n) : Sự ràng buộc, lòng quyến luyến.
Before long : Rồi đây, một ngày gần đây.Verse - Kệ 42
Alas (interj.) : Chao ôi! than ôi!
Earth (n) : Mặt đất, quả đất.
Cast aside (v) : Ném sang một bên.
Devoid of : Không có.
Consciousness (n) : Ý thức, sự hiểu biết.
Log (n) : Khúc gỗ.
Whatever + Noun : Dù thế nào, dù gì.Verse - Kệ 43
Harm (n) : Sự tai hại, thiệt hại.
Foe (n) : Kẻ thù.
Hater (n) : Người căm thù, oan gia.
Ill-directed (a) : Hướng ác.
Neither... nor... : Không... cũng không...
Relative (n) : Bà con thân thuộc, quyến thuộc.
Well-directed : Hướng thiện, hướng dẫn thiện xảo hay tinh vi.
Thereby (adv) : Do đó, bằng cách ấy.
Elevate (v) : Nâng lên, đưa lên cao.
Subscribe to:
Posts (Atom)